Balantiditium là bệnh gì? Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh?
Balantiditium là bệnh gì? Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh? Mới thoạt đầu, các bạn hẳn sẽ còn lạ lẫm về tên gọi Tiếng Anh của căn bệnh này nhưng thực chất nó chính là bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp ở lợn, hiếm gặp ở người, tuy nhiên cũng không thể loại trừ mọi trường hợp biến chứng bất lợi xảy ra. Bệnh Balantiditium, bước đầu sẽ được biểu hiện ra bên ngoài bằng nhiều dấu hiệu điển hình như giảm cân, đau bụng, kiết lỵ, buồn nôn, viêm đại tràng, ăn mất ngon, cơ thể như bị mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt với những ai tiếp xúc trực tiếp với loài lợn đang nhiễm Balantiditium thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Nào hãy cùng theheso chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh Balantiditium là gì và nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh tốt nhất được chia sẻ sau đây nhé!
Mục lục
1. Bệnh Balantiditium là bệnh gì?
Balantiditium là một bệnh nhiễm trùng đường ruột hiếm gặp gây ra bởi vi khuẩn Balantidium coli (B. coli), một loại ký sinh trùng đơn bào lây nhiễm ở lợn, hiếm khi gây bệnh ở người. Một số người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ tiêu chảy nhẹ và khó chịu ở bụng nhưng những người khác có thể gặp các triệu chứng nặng hơn như các triệu chứng của tình trạng viêm cấp tính ở đường ruột.
Nhiễm Balantidium ở người là tình trạng rất hiếm gặp. Nhiễm Balantidium ở lợn thường phổ biến ở vùng khí hậu ấm, ở khỉ trong vùng khí hậu nhiệt đới, vì vậy ở những vùng khí hậu thế này, số lượng người nhiễm bệnh nhiều hơn so với các vùng khác trên thế giới.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Balantiditium?
Balantiditium được gây ra bởi vi khuẩn B. coli, đây là động vật nguyên sinh tồn tại trong hai hình thức: Thể tư dưỡng hoặc u nang. Thể tư dưỡng là những ký sinh trùng đơn bào lớn nhất có hình chữ nhật hoặc hình cầu được con người biết tới. Mặt khác, u nang hoặc các hình thức lây nhiễm khác của B. coli thì nhỏ và giống hình cầu hơn. Không giống như các thể tư dưỡng, u nang không có lông mao trên bề mặt của chúng và không thể di chuyển được.
Bệnh Balantiditium được truyền qua vật chủ mới qua nang của B. coli khi bạn ăn phải thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Một khi các u nang đến ruột nhỏ, các thể tư dưỡng thoát khỏi nang và cư trú ở ruột già. Các thể tư dưỡng nhân lên trong ruột già ở người và động vật, một lần nữa hình thành nang nhiễm. Ở người trưởng thành, u nang nhiễm bệnh được đào thải qua phân và lây nhiễm sang vật chủ mới. Mặc dù B. coli sống ở ruột già, chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến manh tràng và trực tràng. Những sinh vật đơn bào lớn cũng có thể xâm nhập niêm mạc dày của ruột và gây loét. B. coli xâm nhập niêm mạc với sự giúp đỡ của hyaluronidase, loại enzyme phân hủy các thành phần của vách tế bào niêm mạc. Các vi khuẩn khác có mặt trong ruột cũng có thể xâm nhập vào các vết loét cùng với B. coli, dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.
3. Những triệu chứng bệnh Balantiditium thường gặp nhất là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Balantiditium
Nhiễm ký sinh trùng B. coli có thể dẫn đến một trong ba dấu hiệu sau đây:
- Người bệnh không có triệu chứng, nhưng lại thải ra u nang;
- Viêm đại tràng với các triệu chứng như tiêu chảy ra máu;
- Các cơn đau cấp tính thường xuyên tái phát nhưng bệnh nhân hầu như không có triệu chứng ở giữa các cơn tái phát.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh Balantiditium là:
- Đau bụng;
- Tiêu chảy (đi ngoài ra nước, ra máu hoặc chất nhầy);
- Chứng kiết lỵ;
- Buồn nôn;
- Giảm cân;
- Nôn;
- Đau đầu;
- Sốt nhẹ;
- Ăn mất ngon;
- Mất nước;
- Hơi thở có mùi hôi và khó chịu;
- Viêm đại tràng;
- Xuất hiện các vết loét trong ruột;
- Thủng ruột (trong giai đoạn nặng).
Nhiều triệu chứng được liệt kê ở trên có thể không đặc hiệu và bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
4. Những nguy cơ mắc phải căn bệnh Balantiditium mà bạn cần biết
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Balantiditium nhất?
Bệnh Balantiditium có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh Balantiditium?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Balantiditium, chẳng hạn như:
- Tiếp xúc với lợn;
- Xử lý phân hoặc phân bón có chứa phân lợn nhiễm bệnh;
- Sống trong khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm;
- Chế độ dinh dưỡng kém;
- Thiếu axit dạ dày;
- Nghiện rượu;
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế đẩy lùi diễn tiến bệnh Balantiditium?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng nguồn nước sạch;
- Duy trì điều kiện sống hợp vệ sinh;
- Hạn chế tiếp xúc với heo và phân bón có chứa phân heo;
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng, nước ấm sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn;
- Rửa trái cây và rau quả bằng nước sạch.
6. Cách điều trị bệnh Balantiditium hiệu quả nhất bạn nên ghi nhớ
Kĩ thuật y tế nào chẩn đoán chính xác bệnh Balantiditium?
Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh Balantiditium bao gồm:
- Xét nghiệm: Bác sĩ thường chẩn đoán nhiễm trùng B. coli qua chất thải. Các thể tư dưỡng B. coli kích thước lớn có thể được tìm thấy một cách dễ dàng dưới kính hiển vi. Mặc dù các sinh vật đơn bào này có lông mao trên cơ thể nhưng có thể sẽ không hiển thị dưới kính hiển vi vì các lông mao đã tiêu biến trong giai đoạn u nang;
- Nội soi đại tràng: Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra nội soi đại tràng để lấy mẫu sinh thiết của các vết loét.
Phương pháp nào để điều trị bệnh Balantiditium tốt nhất?
Điều trị bệnh Balantiditium nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu thường phải điều trị lâu dài. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc: Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh để giết coli, bao gồm tetracycline, metronidazole, puromycin, iodoquinol và nitazoxanide. Tetracycline giết chết các sinh vật đơn bào bằng cách ức chế tổng hợp protein trong tế bào của chúng, trong khi thuốc tổng hợp metronidazole có hiệu quả chống đơn bào và kháng khuẩn. Cả hai loại thuốc thường được dùng cho các bệnh nhân bị tiêu chảy. Thuốc tetracycline được dùng trong 10 ngày, một ngày 4 lần, uống một giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, thuốc này được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai. Thuốc metronidazole được dùng trong 5 ngày, mỗi ngày 3 lần. Ngoài ra, thuốc uống dạng viên iodoquinol được dùng trong 20 ngày, mỗi ngày 3 lần, sau bữa ăn. Chất lỏng và chất điện giải bổ sung được khuyến khích cho những bệnh nhân bị tiêu chảy nặng;
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp cần thiết trong những trường hợp hiếm gặp, khi Balantiditium gây ra viêm ruột thừa. Lúc này, việc cắt bỏ ruột thừa là cần thiết.
Vậy là các bạn đã hiểu rõ về Balantiditium là bệnh gì và những nguy cơ làm gia tăng căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này, mong rằng sau khi tìm hiểu thật kĩ nguồn bài viết trên, mỗi người trong chúng ta sẽ tự biết cách ngăn ngừa phòng tránh, hạn chế tiếp xúc với động vật, môi trường hay mầm mống phát sinh bệnh Balantiditium. Tóm lại, khi phát hiện có nhiều những dấu hiệu như đã nêu trên thì cần thăm khám bác sĩ sớm chừng nào hay chừng đó nhé.
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: bệnh Balantiditium • các loại bệnh