Bệnh Barrett thực quản: Nguyên nhân triệu chứng cách điều trị & khắc phục

Bệnh Barrett thực quản: Nguyên nhân triệu chứng cách điều trị & khắc phục tốt nhất mà mọi bệnh nhân cần phải hiểu rõ để duy trì cho mình một nếp sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh hợp lý. Barrett thực quản, một khi để lâu không trị thì sớm muộn gì cũng phát triển thành ung thư, lúc đó thì quá trình chữa chạy vừa tốt kém vừa mất nhiều thời gian mà kết quả cũng chưa thể nói trước được điều gì. Các nhà nguyên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây nên barrett thực quản nhiều khả năng là do trước đó đã từng có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản suốt thời gian dài nhưng không điều trị theo đúng phương pháp, phác đồ bác sĩ đề ra nên biến chứng nguy hiểm phát sinh rất khó lòng tránh khỏi. Vậy bạn đã hiểu được bao nhiêu phần trăm lượng kiến thức về căn bệnh Barrett thực quản này?

Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi nghiên cứu thật kĩ xem bệnh Barrett thực quản nguyên nhân do đâu và những biểu hiện bệnh dễ nhận biết nhất là gì nhé!

1. Bệnh Barrett thực quản là bệnh gì?

Barrett thực quản là một loại bệnh lý tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Các tế bào này được gọi là tế bào vảy thường lót ở thực quản. Khi mắc bệnh Barrett thực quản, những tế bào này chuyển thành các tế bào dạng hình cột. Có khoảng 5% đến 10% người bị chứng rối loạn này thường bị ung thư thực quản.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Barrett thực quản?

Nguyên nhân cụ thể của bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, khoảng 10% đến 15% bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh Barrett thực quản không di truyền và không lây truyền từ người sang người.

Bệnh Barrett thực quản: Nguyên nhân triệu chứng cách điều trị & khắc phục

3. Các biểu hiện và triệu chứng bệnh Barrett thực quản thường gặp nhất

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Barrett thực quản

Đa số triệu chứng của bệnh này khá giống với triệu chứng của người mắc bệnh trào ngược axit hay khó tiêu axit. Bệnh nhân thường bị thức giấc vào buổi tối do triệu chứng ợ nóng đặc trưng của bệnh. Những triệu chứng khác bao gồm:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

4. Những đối tượng và nguy cơ mắc phải bệnh Barrett thực quản là gì?

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Barrett thực quản nhất?

Những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – một triệu chứng mãn tính mà axit trào ngược từ dạ dày lên phần cuối thực quản – thường mắc phải bệnh Barrett thực quản. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản bao gồm:

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến bệnh Barrett thực quản hiệu quả nhất?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh Barrett thực quản:

Ngoài ra bạn cũng nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:

6. Cách điều trị bệnh Barrett thực quản hiệu quả tốt nhất bạn cần biết

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chính xác bệnh Barrett thực quản?

Bác sĩ thường chuẩn đoán bệnh thông qua nội soi thực quản bằng cách đặt một ống có gắn đèn vào miệng và đưa xuống thực quản. Sau đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp sinh thiết để kiểm tra các bất thường ở thực quản bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ kiểm tra dưới kính hiển vi.

Bệnh Barrett thực quản: Nguyên nhân triệu chứng cách điều trị & khắc phục

Phương pháp nào điều trị Barrett thực quản tốt nhất?

Mục đích điều trị Barrett thực quản là để ngăn ngừa axit trào ngược lên thực quản, nhằm bảo vệ những tế bào lót thực quản và có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Sử dụng thuốc có thể hạn chế lượng axit gặp các tế bào lót. Những loại thuốc này bao gồm: thuốc giảm nồng độ axit, H2 – antagonists (như ranitidine, cimetidine), chất ức chế bơm proton (như omeprazole, lansoprazole), và những thuốc có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa (như metoclopramide). Chất ứng chế bơm proton là loại thuốc hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất.

Barrett thực quản sẽ biến chứng nặng thành ung thư thực quản. Để kiểm soát ung thư, bác sĩ sẽ nội soi thực quản thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh.

Toàn bộ những thông tin mới và đầy đủ nhất về căn bệnh Barrett thực quản đã được chia sẻ đến các bạn, mong rằng sau khi tham khảo qua bài viết tổng hợp này, mỗi người trong chúng ta đều phải tự biết cách phòng tránh cho mình ngay từ bây giờ. Đối với căn bệnh Barrett thực quản này thì bất cứ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, không loại trừ một ai, chỉ cần vướng phải những yếu tố trên là khả năng bị bệnh đều ngang nhau, vì thế mà hãy lời khuyên cho bạn là phải hết sức chú ý nhé. Theheso.vn mến chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: