Bệnh Chagas là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

Bệnh Chagas là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất? Triệu chứng bệnh thường gặp phải là gì, nguyên nhân phát bệnh do đâu, có hay không cách chẩn đoán điều trị bệnh hiệu quả chính là toàn bộ nội dung được đề cập thông qua bài viết bên sau đây. Bệnh Chagas với những nguyên nhân ban đầu bạn cần phải biết đó là ăn uống thực phẩm chưa nấu chín, làm việc trong phòng thí nghiệm tiếp xúc với ký sinh trùng, tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh, ở trong rừng có các loài động vật hoang dã bị nhiễm bệnh,…Bên cạnh đó còn có không ít nguồn gây bệnh đặc biệt nghiêm trọng khác nữa. Vậy cụ thể đó là gì?

Nào hãy cùng theheso chúng tôi tìm hiểu qua về căn bệnh Chagas là bệnh gì và những điều cần biết được tổng hợp nhanh sau đây nhé!

1. Bệnh Chagas là bệnh gì?

Chagas là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng được tìm thấy trong phân của bọ có cánh triatominae (reduviid) gây ra. Bệnh Chagas phổ biến ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mexico. Trong vài trường hợp hiếm hoi, bệnh Chagas đã được phát hiện ở miền nam Hoa Kỳ. Bệnh Chagas còn được gọi là bệnh trypanosomiasis Mỹ. Bệnh Chagas có thể lây nhiễm bất cứ ai và thường được phát hiện ở trẻ em. Nếu không điều trị, bệnh Chagas sau này có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa trầm trọng.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Chagas?

Nguyên nhân phổ biến của bệnh Chagas là ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, được truyền cho con người từ vết cắn của bọ cánh cứng triatominae. Những loài côn trùng có thể bị nhiễm T. cruzi khi chúng ăn thịt một con vật đã bị nhiễm ký sinh trùng. Bọ triatominae sống chủ yếu trong bùn, lợp tranh hoặc những túp lều ngoài trời ở Mexico, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng trú ẩn ở các khe trong bức tường hoặc mái vào ban ngày, đi ra vào ban đêm và thường ăn vào lúc con người đang ngủ. Bọ bị nhiễm phải phân sau khi ăn sẽ để lại ký sinh trùng T. cruzi trên da. Sau đó các ký sinh trùng có thể xâm nhập cơ thể qua mắt, miệng, trầy xước hoặc vết thương từ vết cắn của loài côn trùng. Gãi hoặc chà xát chỗ bị cắn sẽ giúp ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Một khi vào trong cơ thể, ký sinh trùng sẽ sinh sôi và lây lan. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị lây nhiễm bằng cách:

Bệnh Chagas là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

3. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chagas thường gặp nhất

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chagas là gì?

Bệnh Chagas có thể cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, mặc dù nhiều người không có triệu chứng gì cho đến giai đoạn mạn tính.

Giai đoạn cấp tính:

Giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và khó chẩn đoán trong vài ngày đầu tiên. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, chúng thường nhẹ và có thể bao gồm:

Dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn cấp tính thường tự biến mất. Nếu tình trạng này không được điều trị, nhiễm trùng sẽ vẫn tồn tại và trong một số trường hợp sẽ diễn tiến sang giai đoạn mạn tính.

Giai đoạn mạn tính:

Các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn mạn tính của bệnh Chagas có thể xảy ra 10-20 năm sau khi nhiễm bệnh lần đầu tiên hoặc có thể không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chagas có thể bao gồm:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp bạn sống hoặc đi du lịch tới một khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh Chagas và bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này, chẳng hạn như sưng tại chỗ nhiễm trùng, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, phát ban, buồn nôn thì bạn nên gặp bác sĩ ngay.

4. Những nguy cơ mắc phải bệnh Chagas mà bạn không thể bỏ qua

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Chagas nhất?

Bệnh Chagas xuất hiện ở 18 quốc gia trên lục địa châu Mỹ, từ miền nam Hoa Kỳ đến bắc Argentina. Bệnh Chagas tồn tại ở hai vùng sinh thái khác nhau, Ở phía Nam Cone, ký sinh trùng T. cruzi sống trong hoặc quanh nhà dân. Ở Trung Mỹ và Mexico, ký sinh trùng gây bệnh Chagas sống bên trong ngôi nhà và ở các khu vực không có người ở. Trong cả hai khu, bệnh Chagas gần như chỉ xuất hiện tại khu vực nông thôn, nơi mà bọ có cánh triatomines là thức ăn của hơn 150 loài từ 24 gia đình động vật có vú bản địa và hoang dã, tính luôn con người, đó là ổ chứa tự nhiên của ký sinh trùng T. cruzi.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chagas?

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chagas:

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Chagas?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh Chagas, bạn có thể thực hiện các bước sau để ngăn ngừa nhiễm trùng:

6. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Chagas hiệu quả đúng cách

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán bệnh Chagas chính xác nhất?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng và bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh Chagas. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Chagas thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng T. cruzi hoặc các protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra (kháng thể) để chống lại ký sinh trùng. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bạn đã mắc bệnh Chagas thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thêm để xác định xem bệnh đã bước vào giai đoạn mạn tính và xuất hiện các biến chứng về tim mạch hoặc tiêu hóa chưa. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

Bệnh Chagas là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

Phương pháp nào điều trị bệnh Chagas tốt nhất?

Điều trị bệnh Chagas tập trung vào tiêu diệt ký sinh trùng và kiểm soát các triệu chứng. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như benznidazole và nifurtimox. Cả hai loại thuốc có sẵn ở các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh Chagas nhưng tại Hoa Kỳ, các loại thuốc này chỉ có ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Một khi bệnh Chagas đến giai đoạn mạn tính, thuốc không thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cung cấp các thuốc này cho những người dưới 50 tuổi để làm chậm sự tiến triển của bệnh và các biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị bổ sung phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể như sau:

Toàn bộ những kiến thức liên quan tới căn bệnh Chagas là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào, cách nhận biết ra sao và giải pháp chữa trị thế nào cho đúng đều đã được chuyển tải nhanh đến các bạn, hãy lưu lại để áp dụng các biện pháp phòng tránh khi cần. Bệnh Chagas nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra không ít biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim và hệ tiêu hóa, chính vì vậy mà tất cả chúng ta nên lưu tâm hơn trước bất kì triệu chứng bất thường nào trên cơ thể nhé. 

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: