Bệnh gai đen: Nguyên nhân triệu chứng cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất
Bệnh gai đen: Nguyên nhân triệu chứng cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất để hạn chế tối đa mọi nguy cơ phát sinh bệnh theo chiều hướng phức tạp nặng nề hơn, đó cũng chính là toàn bộ nội dung được bàn tới trong bài viết lần này. Nguyên nhân gây bệnh gai đen có thể là do tình trạng rối loạn nội tiết tố kéo dài, do kháng insulin, do ung thư hay do uống phải một số loại thuốc đặc trị bệnh khác,…Đối với căn bệnh này thì những người béo phì cần hết sức cảnh giác và đề phòng vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Trong những trường hợp khẩn cấp và có nhiều dấu hiệu bệnh không mấy khả quan thì việc cần làm là tìm gặp bác sĩ điều trị sớm chừng nào tốt chừng đó.
- Bệnh gai đen: Nguyên nhân triệu chứng cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất
- Chấn thương dây chằng chéo trước là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng & cách trị hiệu quả
- Bệnh cơ xương khớp là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh chuẩn nhất
- Các bệnh cơ nhân trung tâm là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
- Chuyển vị các động mạch lớn là tình trạng bệnh gì? Triệu chứng thường gặp là gì?
Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh gai đen và những phương pháp nhận biết điều trị bệnh hiệu quả sau đây nhé!
Mục lục
1. Bệnh gai đen là bệnh gì?
Bệnh gai đen là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở cổ, nách, háng và dưới bầu ngực. Bệnh thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh gai đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng, như dạ dày hoặc gan.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh gai đen?
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai đen gồm:
- Rối loạn nội tiết: Bệnh gai đen thường xảy ra ở những người có các rối loạn như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
- Kháng insulin: Hầu hết những người có bệnh gai đen cũng sẽ đề kháng với insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Ung thư: Đôi khi, bệnh gai đen cũng xuất hiện do u lympho hoặc khi khối u ung thư bắt đầu phát triển trong một cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày, ruột kết hoặc gan.
- Một số loại thuốc và chất bổ sung: Niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và các thuốc corticosteroid khác có thể gây ra bệnh gai đen.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gai đen thường gặp và dễ nhận biết nhất
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh gai đen là gì?
Những thay đổi về da là dấu hiệu duy nhất của bệnh gai đen. Bạn sẽ nhận thấy da sẫm màu, dày, mịn ở những khu vực nếp gấp – thường là ở nách, háng và sau cổ. Những thay đổi về da thường xuất hiện chậm. Da bị ảnh hưởng cũng có thể có mùi hoặc ngứa.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh gai đen?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh như:
- Béo phì: Bạn càng thừa cân, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao.
- Bệnh sử gia đình: Một số loại gai đen dường như có tính di truyền.
- Chủng tộc.
5. Phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh gai đen hiệu quả nhất?
Nếu bệnh gai đen liên quan đến béo phì, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng insulin và phòng ngừa bệnh gai đen. Bạn cũng nên điều trị các tình trạng sức khỏe có liên quan đến bệnh gai đen (như suy giáp) và tránh các loại thuốc có thể làm nặng hoặc xuất hiện bệnh (như thuốc tránh thai).
6. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh gai đen đúng cách tốt nhất bạn nên biết
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chính xác nhất bệnh gai đen?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh này dựa trên bệnh sử và khám sức khỏe.
Phương pháp nào điều trị bệnh gai đen hiệu quả nhất?
Một chế độ ăn uống đặc biệt có thể giúp làm giảm lưu thông insulin và cải thiện bệnh gai đen. Các phương pháp điều trị khác cũng giúp cải thiện bệnh bao gồm các thuốc kê toa như Retin-A, urê 20%, hydroxyacid alpha, vitamin D tại chỗ và axit salicylic. Tuy nhiên, tác dụng của các thuốc này rất ít. Nếu bệnh gai đen do một loại thuốc gây ra sẽ tự hết khi thuốc này hết tác dụng.
Những kiến thức mới và khoa học nhất về căn bệnh gai đen cũng đã được chuyển đến các bạn quan tâm tìm hiểu để lưu lại ngay vào sổ tay chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình, phòng trường hợp không may mắc phải còn chủ động điều trị đúng hướng đúng cách. Bệnh gai đen tuy còn lạ lẫm với nhiều người về tên gọi, về tác nhân gây bệnh cùng nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhưng việc hiểu và nắm rõ về bệnh là vô cùng quan trọng. Theheso.vn mến chúc các bạn sức khỏe, thành công và đừng bỏ qua những tin bài về các loại bệnh tiếp theo nhé!
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: bệnh gai đen • các loại bệnh