Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết chính xác nhất là gì?
Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết chính xác nhất là gì? Đối mặt với căn bệnh này thì đồng nghĩa với việc là khá nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra nếu để tình trạng nhiễm trùng xuất hiện kèm theo các vết lở loét, sốt, phát ban, ép xe,…Và một khi lượng bạch cầu trung tính bị giảm xuống hay thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài hơn thì nguy cơ nhiễm trùng nặng sẽ ngày càng tăng cao. Bởi thế cho nên, ngay khi nhận thấy một vài biểu hiện lạ và đi khám được chẩn đoán là mắc bệnh bạch cầu giảm thì cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. Bên dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
- Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết chính xác nhất là gì?
- Chấn thương bụng là tình trạng bệnh gì? Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?
- Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là gì và cách phòng ngừa sao cho đúng?
- Chốc đầu (nấm da đầu) là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh tốt nhất
- Bệnh gan to là gì? Cách chữa trị ra sao & yếu tố nào tăng nguy cơ mắc bệnh?
Nào hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu xem bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì và đâu là những dấu hiệu, triệu chứng bệnh phổ biến hiện nay nhé!
Mục lục
1. Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì?
Bệnh giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng, được tạo ra từ tủy xương, di chuyển đến máu và đến các khu vực bị nhiễm trùng. Chúng tiết ra các chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, giúp chống lại nhiễm trùng, đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra.
Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500 thì được coi là giảm bạch cầu. Đối với trẻ em, số lượng tế bào bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm bạch cầu khác nhau theo độ tuổi.
Một số người có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức trung bình, nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1000 trên mỗi microlit và đặc biệt là số lượng dưới 500 bạch cầu trung tính trên mỗi microlit, luôn được coi là giảm bạch cầu trung tính, mà ngay cả những vi khuẩn bình thường từ miệng và đường tiêu hóa cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Có 4 loại giảm bạch cầu trung tính:
- Bẩm sinh: Giảm bạch cầu trung tính do bẩm sinh hay còn gọi là bệnh Kostmann, khiến cho bạch cầu trung tính ở mức rất thấp. Một số trường hợp không xuất hiện bạch cầu trung tính. Tình trạng này khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng;
- Cyclic: Giảm bạch cầu trung tính Cyclic là bẩm sinh. Giảm bạch cầu trung Cyclic gây ra sự thay đổi bạch cầu trung tính trong một chu kỳ 21 ngày. Bạch cầu trung tính giảm từ mức thông thường đến thấp. Một giai đoạn giảm bạch cầu có thể kéo dài một vài ngày. Mức bình thường xuất hiện trong khoảng thời gian còn lại của chu kỳ. Chu kỳ sau đó sẽ bắt đầu lại từ đầu;
- Bệnh tự miễn dịch: Trong giảm bạch cầu tự miễn dịch, cơ thể của bạn làm cho các kháng thể chống lại các tế bào bạch cầu trung tính. Những kháng thể giết chết các bạch cầu trung tính, dẫn đến giảm bạch cầu. Giảm bạch cầu tự miễn dịch phát triển về sau trong cuộc sống;
- Tự phát: Giảm bạch cầu tự phát hình thành bất cứ lúc nào trong cuộc sống và có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được biết rõ.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh giảm bạch cầu trung tính?
Các nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu trung tính bao gồm:
- Vấn đề sản xuất các bạch cầu trung tính trong tủy xương;
- Tiêu hủy bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương;
- Nhiễm trùng;
- Thiếu dinh dưỡng.
Nguyên nhân làm giảm sản lượng của bạch cầu trung tính bao gồm:
- Có một vấn đề liên quan đến sản xuất tủy xương (bẩm sinh);
- Bệnh bạch cầu và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn tới suy tủy xương;
- Bức xạ;
- Hóa trị.
Nhiễm trùng có thể gây giảm bạch cầu bao gồm:
- Lao;
- Bệnh sốt xuất huyết;
- Nhiễm virus như virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan, virus HIV.
Bạch cầu trung tính bị phá hủy có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu là bạch cầu trung tính để tiêu hủy. Điều này có thể liên quan đến một số tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như:
- Bệnh Crohn;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Lupus.
Ở một số người, bệnh giảm bạch cầu có thể được gây ra bởi một số loại thuốc, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc huyết áp;
- Thuốc tâm thần;
- Thuốc của bệnh động kinh.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của bệnh giảm bạch cầu
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu trung tính là gì?
Giảm bạch cầu trung tính thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp, người ta chỉ có thể nhận ra bị giảm bạch cầu trung tính khi họ xét nghiệm máu để chẩn đoán các bệnh không liên quan nhưng mọi người có thể có các triệu chứng khác của nhiễm trùng hoặc các vấn đề tiềm ẩn gây ra giảm bạch cầu trung tính.
Nhiễm trùng có thể xảy ra như là một biến chứng giảm bạch cầu trung tính. Chúng xảy ra thường xuyên nhất trong các màng nhầy, chẳng hạn như bên trong miệng và da.
Các bệnh nhiễm trùng có thể xuất hiện như:
- Lở loét;
- Áp xe;
- Phát ban;
- Những vết thương phải mất một thời gian dài để chữa lành;
- Sốt.
Nguy cơ nhiễm trùng nặng thường tăng lên khi:
- Lượng bạch cầu trung tính giảm xuống;
- Thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài hơn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người là khác nhau.Thảo luận với bác sĩ là cách tốt nhất để biết đâu là điều tốt nhất cho tình trạng của bạn.
4. Những nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu là gì?
Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh giảm bạch cầu trung tính?
Bệnh giảm bạch cầu trung tính này có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu trung tính?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh giảm bạch cầu trung tính, chẳng hạn như:
- Ung thư;
- Bệnh bạch cầu;
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu;
- Hóa trị và xạ trị;
- Những người 70 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh giảm bạch cầu trung tính?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Khám răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn;
- Tiêm vắc-xin đầy đủ;
- Cần đến cơ sở y tế nếu bị sốt trên 38,5°C;
- Rửa tay thật kỹ;
- Xử lý cẩn thận vết cắt và trầy xước;
- Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm theo chỉ dẫn;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi du lịch nước ngoài.
6. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh giảm bạch cầu hiệu quả đúng cách nhất
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chính xác bệnh giảm bạch cầu trung tính?
Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh suy giảm bạch cầu:
- Kiểm tra toàn bộ máu (CBC) để đếm số lượng bạch cầu trung tính;
- Kiểm tra liên tục CBC có thể giúp bác sĩ xác định xem số lượng bạch cầu trung tính có thay đổi không, ba lần mỗi tuần trong sáu tuần;
- Xét nghiệm máu kháng thể để kiểm tra sự giảm bạch cầu trung tính tự miễn dịch;
- Bác sĩ có thể sử dụng dịch hút tủy xương để kiểm tra các tế bào tủy xương;
- Sinh thiết tủy xương mổ sọ để kiểm tra mảnh xương của tủy xương;
- Di truyền tế bào và nghiên cứu thử nghiệm phân tử cấu trúc của tế bào.
Phương pháp nào điều trị bệnh giảm bạch cầu trung tính tốt nhất?
Bác sĩ sẽ quyết định về phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe thông qua nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Những trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp, giảm bạch cầu trung tính tự khỏi khi tủy xương hồi phục và bắt đầu sản xuất đủ các tế bào máu trắng.
Phương pháp tiếp cận để điều trị giảm bạch cầu trung tính bao gồm:
- Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh, nếu nguyên nhân gây bệnh là nhiễm trùng;
- Một phương pháp điều trị là kích thích bạch cầu hạt Colony (G-CSF) giúp kích thích tủy xương sản xuất các tế bào máu trắng. Phương pháp này được sử dụng cho một số loại giảm bạch cầu trung tính, bao gồm cả loại bẩm sinh, giúp cứu sống bệnh nhân trong những trường hợp này;
- Thay đổi thuốc (nếu có thể), trong trường hợp giảm bạch cầu là do thuốc;
- Truyền tế bào máu trắng;
- Phương pháp ghép tế bào gốc có thể khả thi trong việc điều trị một số loại bạch cầu nghiêm trọng, bao gồm cả các vấn đề gây ra bởi tủy xương.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức căn bản và cần thiết nhất về bệnh giảm bạch cầu mà chuyên mục sức khỏe muốn cung cấp chuyển tải đến bạn tiện tham khảo để từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân một cách khoa học tốt nhất. Bệnh giảm bạch cầu nếu không được điều trị đúng hướng, đúng phương pháp thì nhiều khả năng bệnh sẽ phát triển nặng hơn và kèm theo đó là hàng loạt dấu hiệu bệnh vô cùng khó chịu. Thế nên, các bệnh nhân đang có nguy cơ mắc bệnh cần phải có sự đề phòng chú ý hơn về từng vấn đề đã bàn tới nhé. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: bệnh giảm bạch cầu • các loại bệnh