Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là bệnh gì và có nguy hiểm hay không?

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Là một trong những không phải là hiếm gặp hiện nay và thường thì các dấu hiệu phát bệnh bước đầu của nó không rõ ràng, tuy nhiên cũng co trường hợp nhẹ mà bệnh nhân mắc phải như sốt nhẹ, đau dạ dày, nhức đầu, ho khan,…Nguồn gốc căn nguyên bạn bị nhiễm căn bệnh giun sán này có thể là do lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi như chó mèo nhưng lại không rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng nhiễm giun nhiễm sán không mong muốn. Bạn muốn biết đâu là giải pháp, là phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh tốt nhất thì đừng bỏ qua nguồn kiến thức bên dưới.

Nào hãy cùng Theheso.vn chúng tôi cập nhật nhanh kiến thức mới mẻ về bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo và những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh dễ dàng ngay sau đây nhé!

1. Bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo là gì và mức độ phổ biến bệnh như thế nào?

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi giun tròn ký sinh thường tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo khá phổ biến và thường không có triệu chứng.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo?

Các ký sinh trùng giun tròn là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo (gọi tắt là Toxocara). Chúng thường sống trong hệ tiêu hóa của chó, mèo và cáo. Giun sản xuất trứng, phát tán trong phân của động vật bị nhiễm bệnh và làm ô nhiễm đất. Trứng chỉ bắt đầu truyền nhiễm sau 10–21 ngày, do đó không nguy hiểm khi tiếp cận phân tươi của động vật. Tuy nhiên, khi trứng được truyền vào cát hoặc đất, chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng.

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là bệnh gì và có nguy hiểm hay không?

Người có thể bị nhiễm bệnh nếu đất bị ô nhiễm xâm nhập vào miệng của họ. Khi trứng vào cơ thể người, chúng di chuyển vào ruột trước khi nở và phát triển thành ấu trùng (giai đoạn đầu của sự phát triển). Những ấu trùng có thể đi đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, vì con người không phải là vật chủ bình thường đối với những ấu trùng này, nên chúng có thể không phát triển xa hơn giai đoạn này để sản xuất trứng. Điều này có nghĩa rằng nhiễm trùng không lây lan từ người này sang người khác.

3. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo bạn cần phải biết

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo là gì?

Đối với hầu hết mọi người, nhiễm ấu trùng giun tròn không gây triệu chứng và các ký sinh trùng thường chết trong vòng một vài tháng. Tuy nhiên, một số người trải qua các triệu chứng nhẹ như:

Trong các trường hợp hiếm hoi, các ấu trùng giun lây nhiễm vào các cơ quan như gan, phổi, mắt hoặc não và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo?

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm Toxocara. Trẻ nhỏ và người nuôi chó hoặc mèo có cơ hội cao bị nhiễm bệnh.

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm giun đũa từ chó mèo:

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là bệnh gì và có nguy hiểm hay không?

6. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo hiệu quả nhất

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chính xác nhất bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo?

Mặc dù chẩn đoán xác định dựa trên sự phát hiện ấu trùng Toxocara trong các mẫu mô, thu thập vật phẩm sinh thiết có chứa ấu trùng có thể khó khăn và thường không cần thiết. Việc chẩn đoán thường dựa trên đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu.

Phương pháp nào điều trị nhiễm giun sán từ chó mèo tốt nhất?

Nếu bạn không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, điều trị thường không cần thiết. Tuy nhiên, bạn sẽ cần dùng thuốc nếu có nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Một loại thuốc gọi là thuốc trừ giun sán được sử dụng để tiêu diệt ấu trùng của ký sinh trùng. Các thuốc khác có thể được bác sĩ chỉ định như albendazol và mebendazole. Những loại thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ, mặc dù một số người có thể gặp đau đầu hoặc đau dạ dày.

Ngoài anthelmintics, thuốc steroid (corticosteroid) thường được kê toa giảm viêm do nhiễm trùng nặng. Nếu Toxocariasis ảnh hưởng đến mắt, thuốc steroid được sử dụng thay vì anthelmintics. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết. Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn và không gặp bất kỳ biến chứng lâu dài nào. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn nếu một mắt bị ảnh hưởng.

Những thông tin khoa học nhất về căn bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là gì cũng đã được cung cấp đầy đủ cho các bệnh nhân tiện tham khảo. Mắc phải bệnh giun sán từ chó mèo là tình trạng bệnh không mấy dễ chịu và càng nghiêm trọng hơn nếu phát sinh không ít triệu chứng mệt mỏi, làm gián đoạn đời sống sinh hoạt cá nhân, giảm sức khỏe, sức đề kháng vốn có, bởi thế cho nên cần thu thập mọi kiến thức về bệnh để tự bảo vệ bản thân nhé. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: