Các loại cây có thể sống trong nước trồng trong nhà, văn phòng
Các loại cây kiểng trồng trong nước đặt trong phòng làm việc hoặc trong phòng khách mang chút sắc xanh vào phòng và sang trọng trong phòng như cây hồng môn, hoa huệ tây, cây kim ngân trong nước…
Cây trồng trong nước đem lại nhiều thuận lợi như: ít tốn công chăm sóc, sạch sẽ khi trưng bày trên bàn làm việc hay trong nhà, có thể thưởng thức trọn vẹn bộ rễ cây. Vì vậy, cây trồng trong nước được khá nhiều khách hàng chọn làm cây cảnh để bàn, làm quà tặng.
Mục lục
Cây hồng môn trồng trong nhà
Cây hồng môn trong nước mang ý nghĩa là thể hiện sự trong sạch và thanh cao. Hoa Hồng Môn với màu sắc phong phú và da dạng sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho không gian sống. Với các sắc màu rực rỡ, cây hồng môn được trồng trong chậu thủy tinh trong suốt càng tôn lên vẻ đẹp của chúng, không thể chối cãi được rằng hoa hồng môn có sự quyến rũ lạ thường khi được ngắm trong bình thủy tinh.
Chậu mạ non
Đứng đầu danh sách chính là loại cây rất quen thuộc với đồng quê, con người Việt Nam-cây mạ non trong nước. Một chút hương vị đồng quê, một chút xanh mát tự nhiên, một chậu mạ non trên bàn ăn hay nhỏ xinh trên bàn trà là sự hoà mình vào tự nhiên, hoà mình vào thời thơ bé. Sẽ rất thú vị với một chậu Mạ non trên bàn khách, từng mầm mọc đều tăm tắp và thật ấn tượng với chú cò trắng như đưa ta quay ngược về tuối thơ. Con người hiện đại tìm về với cội nguồn, với những điều thân thuộc nhất, đó là lí do mà cây mạ non trong nước được nhắc đến, được đặt hàng nhiều từ khách hàng.
Trồng hoa huệ tây
Tiếp nối trong danh sách 6 loại cây trong nước được ưa chuộng nhất là hoa Huệ Tây, còn được gọi là hoa dạ lan hương. Cũng với những màu sáng, sinh động, làm bừng không gian sống như: hồng, đỏ, xanh, trắng, tím… Dáng vẻ tao nhã với những bông hoa hình chuông mọc tiếp nhau, cái này trên cái kia tạo thành một hình tháp duyên dáng trên những cuống hoa thanh thoát. Khi được cho vào chậu thủy tinh để tạo thành cây trong nước, cây hoa huệ tây trông sang trọng.
Cây kim ngân trong nước
Cây Kim Ngân được xem là rất tốt về phong thủy, mang lại may mắn thuận lợi cho chủ sở hữu, vì thế nó thường được sử dụng rộng rãi như là loại cây vừa trang trí, vừa là vật phong thủy. Với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, kim tiền, cây kim ngân trong nước được xem như biẻu tượng của các loại cây mang lại may mắn. Ngoài ra, Kim ngân là loại cây thích nghi được với nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau như khí hậu nóng lạnh, kể cả khí hậu nhiệt đới hay ôn đới.
Cây phát tài trồng trong nước
Tiếp nối may mắn lại là phát tài, một loạt những sản phẩm cây trong nước với ý nghĩa tốt đẹp được các khách hàng ưa thích. Phát tài rất có ý nghĩa trong phong thuỷ như bản thân Phát tài là Mộc, nơi cây sinh sôi là Thổ, dung dịch dinh dưỡng là Thuỷ, trồng Phát tài trong chậu thuỷ tinh là Kim. Đó là nghệ thuật kết hợp cây phát tài trong chậu thủy tinh với Mộc-Thổ-Thủy-Kim, cây là sự kết hợp của các yếu tố của phong thủy, vì thế cây phát tài rất được ưa chuộng trong trang trí nội thất. Với không gian nhỏ, như bàn làm việc, quầy tiếp tân, cửa sổ, gần kệ sách báo, kệ tivi, bàn uống trà…đều có thể trưng bày một chậu phát tài trong nước nhằm tạo màu xanh cho không gian. Chỉ với một chậu cây phát tài trong nước, chúng ta đã tạo được sự thoải mái khi làm việc, khi ngắm cây.
Cách chăm sóc cây trong nước
Cách thay nước: Thay nước là phần quan trọng nhất làm cho chậu cây của ta xanh tốt và xinh đẹp hay là bị chết úng.
Nước là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm cho clo bay hơi hết là có thể sử dụng được. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.
Vào mùa nắng khoảng 5-7 ngày ta thay nước một lần, vào mùa mưa hay lạnh khoảng 7-10 ngày ta thay nước một lần. Trường hợp khi phát hiện cây bị thối rễ do nhiệt độ cao hay do bón nhiều phân, phải lập tức thay nước đồng thời cắt bỏ những rễ thối, thay nước hàng ngày cho đến khi cây mọc rễ mới và phát triển bình thường. Khi thay nước ta kết hợp với việc cắt tỉa bỏ rễ già và rễ thối, rữa sạch rễ trước khi đưa lại vào chậu.
Bón phân: Cũng giống như cây trồng trong đất, cây trồng trong nước cũng cần phải bón phân. Khi bón phân cần thận trọng liều lượng, nếu quá liều sẽ làm cháy lá, nặng thì cây yếu và ủ rũ khó mà cứu chữa. Dùng các loại phân bón lá như đạm, lân, kali hay hiện nay trên thị trường có loại NPK, pha thanh dung dịch rất loãng rồi xịt lên lá, nếu muốn bộ rễ phát triển thì dung urê nhưng pha thật loãng (0.1%) vì urê làm cho cây bạo phát bạo tàn.
Muốn cây đẹp và khỏe hơn: Mỗi tuần ít nhất 1 lần, đưa cây ra hứng nắng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng, từ 6g00 sáng đến 8g00, hoặc phơi sương từ từ 16h-17h đến 7h-8h sáng hôm sau (lưu ý: với những ngày thời tiết và khí hậu hanh khô nắng nóng, cần điều chỉnh thời gian quang hợp cho cây, cây không được để dưới nắng chiếu trực tiếp) . sau đó mang cây để lại chỗ cũ.
Khi thấy cây có những lá héo, vàng và rễ úng…, lấy kéo tỉa bỏ để giúp cây có điều kiện đâm chồi phát triển. Bài trí cây và chăm sóc cây
– Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi bình, để vào thau nhựa, để cây nằm nghiêng tựa vào thành chậu, để tránh làm gập/gẫy lá hay rễ.
– Vệ sinh bình: Súc rửa bình sạch sẽ, dùng miếng cước mềm sạch, vệ sinh kỹ lưỡng đáy và thành bình. Sau đó, xả lại nước sạch 1 lần nữa.
– Vệ sinh cây: Nhẹ nhàng cầm phần gốc của cây, xả nước vòi sen với áp lực vừa phải vào phần rễ, để rêu mốc và bụi bẩn bị đánh bật ra khỏi rễ, giúp rễ sạch sẽ hơn, hút chất dinh dưỡng được dễ dàng.
Trong khi thay nước cho cây, cần chú ý một số vấn đề sau:
– Cắt tỉa các phần rễ bị hư, bị úng. Cắt bỏ lá già, lá vàng, cần phải cắt sát gốc không nên chừa lại phần cuống lá.
-Rửa sạch phần gốc cây: mở nước nhẹ đưa phần rễ cần rửa sạch vào dòng nước
– Nhẹ nhàng để cây vào bình, tránh rễ bị vướng gập vào mép bình làm gẫy hoặc tổn thương rễ.
– Mang bình và cây đặt lại vị trí theo ý muốn. Chỉnh lại thế cây đứng thẳng, vững chắc
Khi phát hiện nước trong bình trồng cây không trong suốt, nổi bọt, hoặc có váng, rễ rụng dưới đáy bình thì nên thay nước (theo hướng dẫn trên) ngay lập tức.
– Nên thay nước hàng tuần (trong thời gian từ 7-10 ngày). Không nên để quá 20 ngày mới thay nước, nhằm đảm bảo được bình trồng cây luôn sạch sẽ và trong suốt, đảm bảo cao nhất giá trị mỹ quan của cây
– Nếu cây có những biểu hiện như: vàng lá, úng lá, úng rễ thì nên thay nước thường xuyên hơn từ 2-3 lần/1 tuần