Các vấn đề về gân gót: Dấu hiệu nguyên nhân & cách chẩn đoán bệnh chuẩn nhất

Các vấn đề về gân gót: Dấu hiệu nguyên nhân & cách chẩn đoán bệnh chuẩn nhất sẽ là nội dung được bàn tới ngay sau đây cho mọi bệnh nhân kịp thời ghi nhớ. Bệnh gân gót là một trong những căn bệnh về gót chân cực kỳ khó chịu và nó thường xuyên xuất hiện các biển hiện như đau nhức ở phía sau gót chân, nhạy cảm với cơn đau vùng gân gót, khả năng di chuyển vận động ở chân bị giảm dần,…và còn rất nhiều tình trạng, biến chứng bất lợi khác nữa mà chúng ta phải đặc biệt chú ý. Thường thì nguy cơ mắc phải căn bệnh về gân gót được chỉ ra là do thói quen tập luyện, vận động thể dục thể thao sai cách hay như trên 30 tuổi, lượng máu cung cấp cho gân gót giảm nên ít nhiều sẽ xảy ra hiện tượng bị đau. Muốn biết thêm thông tin về bệnh, mời bạn tìm đọc bài viết bên dưới.

Nào hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu xem qua về triệu chứng, dấu hiệu của các vấn đề về gân gót và cách phòng ngừa trị bệnh hiệu quả sau đây nhé!

1. Các vấn đề về gân gót là gì?

Gân gót là một phần của cơ thể giúp kết nối cơ bắp chân với xương gót chân, cho phép bạn đứng được trên các ngón chân và đẩy cơ thể tới khi bạn đi bộ hoặc chạy.

Hai vấn đề chính về gân gót là:

2. Nguyên nhân nào gây ra các vấn đề ở gân gót?

Nguyên nhân của bệnh gân gót thường do vận động quá mức hoặc vận động lặp đi lặp lại trong thể thao, làm việc hoặc các hoạt động khác. Rách gân gót thường xảy ra do vận động đột ngột và mạnh, gây tác động đến cơ bắp chân. Điều này có thể xảy ra trong hoạt động thể thao với cường độ cao hoặc thậm chí trong khi chạy nhảy đơn thuần.

Các vấn đề về gân gót: Dấu hiệu nguyên nhân & cách chẩn đoán bệnh chuẩn nhất

3. Các dấu hiệu và triệu chứng các vấn đề về gân gót thường gặp nhất

Dấu hiệu và triệu chứng của các vấn đề ở gân gót là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gân gót có thể bao gồm:

Đau phía sau gót chân, ở vùng gân gót. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và có thể kèm sưng;
Nhạy cảm với cơn đau ở vùng gân gót. Nhạy cảm với cơn đau có thể dễ nhận thấy hơn vào buổi sáng;
Sức và chuyển động giảm hoặc chân có cảm giác chậm chạp.

Dấu hiệu và triệu chứng của rách gân gót có thể bao gồm:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các vấn đề về gân gót diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

4. Những nguy cơ mắc phải các vấn đề về gân gót là gì?

Đối tượng nào dễ mắc các vấn đề về gân gót nhất?

Bệnh gân gót thường xảy ra ở nam giới trên 30 tuổi. Hầu hết tình trạng rách gân gót xảy ra ở người từ 30–50 tuổi là những vận động viên giải trí. Các vấn đề về gân gót cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở gân gót?

Bạn có thể có nguy cơ cao đối mắc các vấn đề về gân gót nếu bạn:

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của các vấn đề ở gân gót?

Bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề ở gân gót nếu áp dụng các biện pháp sau:

6. Cách chẩn đoán và điều trị các vấn đề về gân gót tốt nhất hiện nay

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán các vấn đề ở gân gót chính xác nhất?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp các vấn đề ở gân gót, họ sẽ khám kỹ lưỡng để xác định tình trạng này. Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để làm rõ chẩn đoán hoặc chuẩn bị cho phẫu thuật. Những xét nghiệm này bao gồm:

Phương pháp nào điều trị các vấn đề về gân gót hiệu quả nhất?

Phương pháp điều trị các vấn đề gân gót nhẹ bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau không cần toa và tập thể dục kéo căng. Bạn nên mang giày dép có đệm tốt và thay đổi cách chơi thể thao để giảm áp lực lên gân. Điều trị sớm sẽ hiệu quả nhất và có thể ngăn ngừa thương tích nhiều hơn. Dụng cụ giày chỉnh hình cũng có thể giúp làm giảm áp lực trên gân. Ngay cả trong trường hợp nhẹ, có thể mất vài tuần nghỉ ngơi cho gân hồi phục. Bạn cần phải kiên nhẫn và không quay lại chơi thể thao và các hoạt động làm căng gân quá sớm.

Các vấn đề về gân gót: Dấu hiệu nguyên nhân & cách chẩn đoán bệnh chuẩn nhất

Phương pháp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như rách hoặc đứt gân có thể bao gồm phẫu thuật hoặc bó bột, nẹp, nẹp đeo, bốt y tế hoặc các thiết bị khác để cố định chân và mắt cá. Tập thể dục giúp phần chân dưới và mắt cá trở nên khỏe hơn và linh hoạt trở lại. Gân sẽ lành trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Mặc dù điều trị các vấn đề gân gót mất nhiều thời gian nhưng việc điều trị thường hiệu quả. Hầu hết các bệnh nhân được điều trị có thể trở lại chơi thể thao và tham gia vào các hoạt động khác.

Theo như những gì mà chúng tôi đã vừa đề cập tới các vấn đề về gân gót có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, hi vọng các bạn sẽ xác định được trường hợp của mình nguyên nhân gây bệnh là do đâu, qua đó dễ dàng cùng với bác sĩ thực hiện một phương pháp điều trị hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải lưu tâm nhiều hơn trong việc tập luyện, thực hiện một số thao tác kéo căng cơ nhịp nhàng đúng cách để tình trạng nhức mỏi gân gót sớm được khắc phục xử trí nhé. Theheso.vn chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: