Căng cơ là bệnh gì? Dấu hiệu & cách chẩn đoán chữa trị căng cơ bạn nên biết
Căng cơ là bệnh gì? Dấu hiệu & cách chẩn đoán chữa trị căng cơ bạn nên biết để sớm có kế hoạch chăm sóc bản thân tốt hơn vì dạng bệnh này thường gây ra không ít biến chứng khó chịu làm hạn chế mọi hoạt động, vận động hằng ngày. Căng cơ hầu hết là do thói quen không khởi động cơ bắp một cách cẩn thận trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất, do sử dụng vận dụng cơ bắp quá mức, hay do thiếu sự mềm dẻo của toàn thể phần cơ trên cơ thể. Chính vì nguyên nhân được chỉ ra như trên, kết hợp với một cường độ vận động quá cao nên tình trạng căng cơ diễn ra theo cách không mong đợi.
- Căng cơ là bệnh gì? Dấu hiệu & cách chẩn đoán chữa trị căng cơ bạn nên biết
- Căng cơ thắt lưng nguyên nhân vì sao? Chẩn đoán và điều trị bệnh thế nào?
- Các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là bệnh gì? Cách nhận biết như thế nào?
- Chấn thương dây chằng chéo trước là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng & cách trị hiệu quả
- Co thắt Dupuytren là tình trạng bệnh gì? Có chữa khỏi được hay không?
Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu thật kĩ xem kiến thức về căng cơ là gì và những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh chuẩn nhất như chia sẻ sau đây nhé!
Mục lục
1. Căng cơ là bệnh gì?
Căng cơ hoặc cơ bắp bị co kéo là một tình trạng khi các cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí bị rách. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Bất kỳ cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là các cơ lưng dưới, cổ, vai và gân kheo.
Khi một người bị tổn thương cơ bắp, các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.
2. Nguyên nhân nào gây ra căng cơ?
Căng cơ có thể xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ. Các chấn thương hoặc tổn thương có thể dẫn đến rách cơ. Dưới đây là một số yếu tố gây căng cơ:
- Không khởi động cơ bắp cẩn thận trước khi bắt đầu hoạt động thể chất
- Thiếu độ mềm dẻo
- Sử dụng cơ bắp quá mức.
Tập luyện nhiều và cường độ cao không chỉ là nguyên nhân duy nhất dẫn đến căng cơ. Căng cơ cấp tính có thể xảy ra khi bạn:
- Trượt ngã hoặc mất thăng bằng
- Nhảy
- Chạy
- Ném một vật gì đó
- Nhấc một vật nặng
- Nhấc một vật trong tư thế không thoải mái.
Căng cơ cấp tính cũng phổ biến hơn trong thời tiết lạnh do cơ bắp bị co cứng ở nhiệt độ thấp. Do vậy, nếu bạn khởi động đúng cách làm ấm cơ bắp sẽ giúp ngăn ngừa căng cơ.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh căng cơ thường gặp nhất là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ bạn nên biết
Các triệu chứng của căng cơ bao gồm:
- Sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương
- Đau khi nghỉ ngơi
- Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó
- Gân cơ bị yếu
- Hạn chế sử dụng cơ bắp.
Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng nó. Các trường hợp nặng khi cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động. Căng cơ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến bác sĩ ngay trong trường hợp nặng cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ bác sĩ. Nếu chấn thương không cải thiện tốt hơn sau các sơ cứu tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.
4. Thói quen sinh hoạt nào có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ?
Có một số thói quen mà bạn cần duy trì để hạn chế bệnh căng cơ đó là:
- Giảm đau cơ
- Tập thể dục mỗi ngày
- Khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn cơ sau đó
- Không ngồi ở một vị trí quá lâu
- Giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi
- Nhấc đồ vật một cách cẩn thận
- Mang giày thoải mái.
Với điều trị thích hợp, hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn từ căng cơ. Các trường hợp phức tạp cần được điều trị trong bệnh viện để có kết quả tốt nhất mà không để lại tác dụng phụ.
5. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh căng cơ hiệu quả đúng cách nhất
Sơ cứu ban đầu cho căng cơ
Hầu hết các căng cơ có thể được điều trị hiệu quả tại nhà. Sưng hoặc chảy máu cục bộ ở cơ bắp (do mạch máu bị rách) nên điều trị sớm bằng cách chườm nước đá và giữ cơ bắp căng giãn ở vị trí thoải mái. Bạn chỉ chườm nóng khi chấn thương đã được cải thiên hoặc ít nghiêm trọng. Chườm nóng quá sớm có thể làm tình trạng sưng và đau nặng hơn.
Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây. Thứ nhất, cởi bỏ quần áo và đồ trang sức khỏi vùng bị tổn thương. Tiếp theo:
- Bảo vệ cơ bắp đang bị co kéo không bị tổn thương nặng hơn.
- Nghỉ ngơi: Tránh sử dụng những cơ bắp bị tổn thương trong một vài ngày.
- Chườm đá ngay sau khi bị căng cơ để giảm sưng. Chườm đá khoảng 20 phút mỗi ngày.
- Băng nén có thể được dùng. Quấn băng đàn hồi xung quanh vùng tổn thương cho đến khi sưng giảm bớt.
- Không quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
- Nếu có thể, bạn hãy giữ cho cơ bắp bị tổn thương cao hơn tim.
* Lưu ý: Khi chườm nóng, bạn không đặt trực tiếp lên da mà hãy đặt một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt hoặc đá lạnh và da để không làm bỏng da. Bạn cũng tránh tham gia vào các hoạt động làm tăng cơn đau liên quan đến phần cơ bị ảnh hưởng.
Những thông tin khoa học và chuẩn xác nhất về căn bệnh căng cơ cũng đã được chuyển tải tới các bạn đọc, đặc biệt là bệnh nhân đang rơi vào tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi việc giãn cơ, căng cơ, nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào thì hãy tìm gặp bác sĩ để có sự chẩn đoán thăm khám kịp thời nhé. Bệnh căng cơ trong một vài trường hợp sẽ xảy ra hiện tượng bất lợi như trượt ngã hoặc mất thăng bằng, tư thế không thoải mái khi mang vác hoặc nâng đỡ vật nặng nào đó, lúc này nên có sự can thiệp hỗ trợ càng sớm càng tốt. Theheso.vn chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: bệnh căng cơ • các loại bệnh