Căng thẳng thần kinh (stress) dấu hiệu nhận biết là gì? Có đáng lo ngại không?

Căng thẳng thần kinh (stress) dấu hiệu nhận biết là gì? Có đáng lo ngại không? Và đâu mới là phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa tình trạng bệnh căng thẳng quá mức dẫn đến chứng bệnh trầm cảm hay nhiều bệnh khác liên quan tới thần kinh. Stress hiện nay không phải là căn bệnh hiếm gặp và thường xảy ra ở đối tượng là dân văn phòng, những người phải chịu áp lực nặng nề về cuộc sống hay bất cứ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ phát bệnh ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Khi bạn không may mắc căn bệnh này, việc trước tiên là nên tìm đến bác sĩ có chuyên môn, ở đây họ sẽ chẩn đoán và tư vấn thêm cho bạn về phương án điều trị về lâu về dài nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất trạng thái căng thẳng.

Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu qua về khái niệm căng thẳng thần kinh (stress) là gì và những mối nguy hại đe dọa sức khỏe được chỉ ra sau đây nhé!

1. Căng thẳng thần kinh là tình trạng gì?

Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi bạn căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc bạn gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn (phản ứng chống căng thẳng).

Căng thẳng tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt, giúp chúng ta tập trung, đáp ứng các tình huống khó khăn, đây là phản ứng cần thiết trong cuộc sống. Căng thẳng tích cực buộc mỗi người phải hành động để có nhận thức và quan điểm mới thú vị hơn.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác động xấu. Căng thẳng có liên quan đến đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Nếu bạn đã mắc bệnh, căng thẳng có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn. Bạn cũng thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc và học tập.

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh?

Nguyên nhân gây ra căng thẳng gồm hai yếu tố: bên ngoài và bên trong.

Căng thẳng thần kinh (stress) dấu hiệu nhận biết là gì? Có đáng lo ngại không?

3. Các dấu hiệu và triệu chứng căng thẳng thần kinh (stress) thường gặp nhất

Dấu hiệu, triệu chứng căng thẳng thần kinh là gì?

Stress có thể ảnh hưởng đến chúng ta về thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

4. Những nguy cơ mắc phải tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) bạn nên biết

Đối tượng nào dễ bị căng thẳng thần kinh nhất?

Stress là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng tới mọi người bất kể độ tuổi, giới tính, chủng tộc. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng căng thẳng thần kinh?

Mức độ căng thẳng trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người. Ngoài ra, mong đợi từ bản thân hay xã hội, sự hỗ trợ từ người khác và những thay đổi về sức khỏe hay điều kiện sống cũng là những yếu tố gây stress.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căng thẳng. Những người có mối quan hệ xã hội rộng rãi (bao gồm gia đình, bạn bè, các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm xã hội) thường ít căng thẳng và có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với những người khác. Những người không ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc hoặc có thể chất không tốt cũng không thể kiểm soát áp lực và căng thẳng với mức độ cao trong cuộc sống hàng ngày. Một số yếu tố gây stress thường liên quan đến các nhóm tuổi nhất định hoặc các giai đoạn phát triển. Trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên, bố mẹ và người già là những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng do thay đổi trong cuộc sống.

Những người đang chăm sóc cho người thân lớn tuổi hoặc ốm yếu cũng có thể gặp rất nhiều căng thẳng. Nếu trong gia đình có một thành viên thường xuyên căng thẳng, thì mức độ căng thẳng của những người còn lại sẽ tăng lên.

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của tình trạng căng thẳng thần kinh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

5. Cách chẩn đoán và điều trị căng thẳng thần kinh (stress) hiệu quả nhất

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán căng thẳng thần kinh chính xác nhất?

Các bác sĩ sẽ loại trừ bất kỳ các nguyên nhân bệnh về thể chất hoặc tinh thần gây ra các triệu chứng. Bác sĩ cũng xem xét bệnh sử và hoàn cảnh của bạn, bao gồm bất kỳ yếu tố gây stress nào có thể xuất hiện trong cuộc sống và cố gắng xác định mức độ căng thẳng và khả năng bạn đối phó với căng thẳng.

Căng thẳng thần kinh (stress) dấu hiệu nhận biết là gì? Có đáng lo ngại không?

Phương pháp nào điều trị căng thẳng thần kinh tốt nhất?

Để điều trị giảm stress, bạn cần kết hợp thay đổi lối sống, tư vấn bác sĩ, thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Các thuốc điều trị căng thẳng sẽ tùy thuộc vào loại triệu chứng bạn đang trải qua và mức độ nghiêm trọng của chúng. Việc điều trị có thể dao động từ chữa trị triệu chứng đơn giản đến chăm sóc và kiểm tra tình hình sức khỏe khi nhập viện.

Khi đã loại trừ các nguyên nhân bệnh gây ra các triệu chứng và xác định các yếu tố liên quan đến stress, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp giảm căng thẳng phụ thuộc vào tính cách và lối sống, bao gồm:

Những yếu tố tác động mạnh mẽ đến tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) như chuyên mục sức khỏe đã vừa trình bày trên đây, có lẽ bạn cũng đã hiểu tại sao bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên cho chúng ta là nên hạn chế mắc phải căn bệnh này rồi đấy. Stress trong khoảng thời gian dài sẽ khiến chất lượng công việc và cuộc sống bị giảm sút, lâu dần dễ rơi vào trạng thái bực dọc, khó chịu, căng thẳng thần kinh nghiêm trọng rất khó kiểm soát mọi hành vi của mình. Mong rằng, nguồn bài viết này sẽ thật sự hữu ích với tất cả mọi người. Theheso.vn chúc các bạn sức khỏe và nhiều niềm vui nhé!

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: