Chấn thương đầu nhẹ và các triệu chứng dấu hiệu bệnh thường gặp nhất
Chấn thương đầu nhẹ và các triệu chứng dấu hiệu bệnh thường gặp nhất là một dạng chấn thương khá phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa hiệu quả cho bản thân mình, từ đó dẫn đến biến chứng bất lợi phát sinh không mong muốn. Chấn thương ở vùng đầu dù nặng hay nhẹ cũng không được xem thường nên các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên có kế hoạch thăm khám, hội chẩn càng sớm càng tốt. Nhiều thắc mắc đặt ra đó là nguyên nhân chấn thương đầu nhẹ là gì, biểu hiện chấn thương đầu nhẹ ra sao, cách chữa trị chấn thương đầu thế nào cho đúng và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi cho bệnh nhân thế nào mới hợp lý, tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
- Chấn thương đầu nhẹ và các triệu chứng dấu hiệu bệnh thường gặp nhất
- Chấn thương bụng là tình trạng bệnh gì? Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?
- Chấn thương dây chằng chéo trước là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng & cách trị hiệu quả
- Bệnh não là bệnh gì? Triệu chứng thường gặp & cách trị bệnh hiệu quả dứt điểm
- Chấn thương đầu nghiêm trọng là tình trạng gì? Có nguy hiểm hay không?
Nào hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu xem chấn thương đầu nhẹ và những biểu hiện, triệu chứng dễ nhận biết nhất là gì nhé!
1. Chấn thương đầu nhẹ là bệnh gì?
Bất kỳ tác động bên ngoài nào cũng có thể gây chấn thương đầu. Chấn thương đầu mức độ nhẹ là khi mất ý thức diễn ra dưới 30 phút.
Khi một vật thể va chạm hộp sọ, một cú ngã trong một vụ tai nạn xe hơi hoặc va chạm khi thi đấu sẽ gây ra chấn thương đầu mức độ nhẹ. Hộp sọ bảo vệ bộ não nhưng không hiệu quả hoàn toàn. Người ta ước tính 75 – 80% tất cả các chấn thương ở đầu đều rơi vào nhóm này.
Chấn thương đầu nhẹ có thể dẫn đến một số rối loạn tạm thời chức năng của các tế bào não, do đó dẫn đến mất ý thức trong thời gian ngắn. Còn chấn thương đầu nặng có thể gây thương tổn, rách hoặc bầm tím tế bào mô não.
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương đầu nhẹ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây chấn thương đầu nhẹ. Thông thường nhất là do lực tác động vào đầu bạn. Một số nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm một cú ngã, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hoặc một vật thể đánh vào đầu của bạn. Tùy thuộc vào lực chấn thương, bạn có thể bị chấn thương đầu nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cải thiện hầu hết các triệu chứng của chấn thương đầu nhẹ trong vòng một tháng hoặc lâu hơn. Chấn thương đầu mức độ nhẹ thường không dẫn đến biến chứng.
3. Những dấu hiệu và triệu chứng chấn thương đầu nhẹ thường gặp nhất
Dấu hiệu, triệu chứng chấn thương đầu nhẹ là gì?
Các triệu chứng phổ biến của chấn thương đầu nhẹ bao gồm những thay đổi về bên ngoài và thay đổi cảm giác. Bạn có thể gặp một số triệu chứng thực thể bao gồm:
- Bạn mất ý thức trong vài giây đến vài phút;
- Đôi khi bạn có thể không mất ý thức, nhưng cảm thấy choáng váng, bối rối hoặc mất phương hướng;
Nhức đầu; - Buồn nôn hoặc nôn;
- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
- Khó ngủ;
- Ngủ nhiều hơn bình thường;
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng;
- Co giật.
Triệu chứng cảm giác, bao gồm vấn đề như mờ mắt, ù tai, có vị lạ trong miệng hoặc khướu giác bị ảnh hưởng hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Đôi khi bạn bị ảnh hưởng về nhận thức và tinh thần sau chấn thương đầu nhẹ, chẳng hạn như tập trung kém, thay đổi tâm trạng thường xuyên, cảm thấy chán nản hoặc lo lắng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đã nói ở trên. Một chấn thương đầu nhẹ vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu con bạn bị thương ở đầu và có những thay đổi đáng kể, như khóc dai dẳng, giảm chú ý hay tâm trạng buồn bực và chán nản, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ.
4. Nguy cơ mắc phải chấn thương đầu nhẹ mà bạn không thể bỏ qua
Đối tượng nào dễ mắc chấn thương đầu nhẹ nhất?
Chấn thương não nhẹ là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chấn thương đầu nhẹ?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương đầu nhẹ. Tình trạng này thường xảy ra trong nhiều độ tuổi:
- Trẻ em đặc biệt là từ sơ sinh đến 4 tuổi;
- Thanh niên đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 15 đến 24;
- Người lớn tuổi từ 75 tuổi trở lên.
Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải lao động hoặc nếu bạn chơi thể thao với cường độ cao và vận động mạnh, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương đầu.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương đầu nhẹ?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chuẩn bị tinh thần phải nhờ trợ giúp hoặc đến khám ở bệnh viện bất cứ lúc nào;
- Nghỉ nhiều và tránh những tình huống gây căng thẳng;
- Nói về tình trạng của mình cho bạn bè hoặc thành viên trong gia đình để họ có thể chú ý đến bạn;
- Dùng thuốc giảm đau như paracetamol để trị nhức đầu;
- Không ở nhà một mình trong 48 giờ sau khi rời bệnh viện;
- Không uống rượu cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn;
- Không dùng aspirin hoặc thuốc ngủ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ;
- Không trở lại làm việc cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng;
- Đừng chơi bất cứ môn thể thao có va chạm ít nhất ba tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn;
- Đừng lái xe cho đến khi bạn cảm thấy đã hồi phục. Nếu còn nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
6. Cách chẩn đoán và điều trị chấn thương đầu nhẹ hiệu quả nhanh nhất
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán bệnh chấn thương đầu nhẹ chuẩn nhất?
Bác sĩ có thể chẩn đoán chấn thương đầu bằng cách hỏi tình trạng của bạn. Tuy nhiên, sẽ khó khăn để bác sĩ phân biệt các triệu chứng của chấn thương đầu nhẹ với các triệu chứng của chấn thương khác. Ví dụ như người bị tai nạn xe hơi và hay than phiền về đau đầu trong một tháng sau đó.
Bác sĩ dùng thang điểm hôn mê Glasgow để chẩn đoán chấn thương đầu dựa trên đáp ứng của vận động, mắt và ngôn ngữ. Điểm càng cao, chấn thương đầu của bạn càng ít nghiêm trọng. Bác sĩ cũng sử dụng hình ảnh học (X-quang, MRI) để xem có bất kỳ tổn thương cho sọ hoặc não của bạn hay không.
Phương pháp nào điều trị bệnh chấn thương đầu nhẹ nhanh nhất?
Chấn thương đầu mức độ nhẹ thường không cần điều trị vì tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian. Nếu có các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt, bạn có thể điều trị bằng thuốc không cần kê đơn.
Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi các triệu chứng sát sao hơn trong trường hợp có triệu chứng mới xuất hiện hay bệnh càng ngày càng tệ hơn. Trong giai đoạn này, tốt nhất là bạn cần tránh các hoạt động thể dục, suy nghĩ và nên thư giãn nhiều hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại để đánh giá xem bạn có thể trở về hoạt động bình thường chưa.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về chấn thương đầu nhẹ mà chắc chắn các bạn sẽ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày nên cần thiết nên lưu lại ngay nhé. Tình trạng chấn thương đầu nhẹ cũng cần có kế hoạch chăm sóc và giữ gìn vết thương đúng cách, nếu không sẽ để lại rất nhiều biến chứng nặng hơn khó nói trước. Chấn thương ở vùng đầu ít nhiều sẽ hạn chế một số hoạt động vận động nên cần có sự theo dõi sát xao hơn trong bất kỳ trường hợp nào nhé. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: các loại bệnh • chấn thương đầu • chấn thương đầu nhẹ