Chảy máu mũi (chảy máu cam) là bệnh gì? Triệu chứng & cách chẩn đoán trị bệnh nhanh nhất

Chảy máu mũi (chảy máu cam) là bệnh gì? Triệu chứng & cách chẩn đoán trị bệnh nhanh nhất như những gì mà chúng tôi sắp chia sẻ ngay sau đây sẽ là nguồn tham khảo vô cùng quý giá cho những ai đang bị chảy máu liên tục, thậm chí nặng hơn là không thể nào cầm được. Tình trạng chảy máu cam nếu để quá lâu thì cũng rất nguy hiểm, bởi nó sẽ để lại rất nhiều hệ lụy không mong muốn, vừa mất sức khỏe vừa sa sút tinh thần kéo theo hàng loạt biến chứng bất lợi khác. Dấu hiệu nhận biết chảy máu mũi có thể là mũi chảy máu nhiều không ngừng không rõ nguyên do, máu chảy xuống họng gây ho khạc nôn ra máu,…và nếu nghiêm trọng hơn như thế thì cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nào hãy cùng Theheso.vn tìm hiểu thêm về tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) là bệnh gì và những dấu hiệu triệu chứng bệnh không thể bỏ qua được giải đáp sau đây nhé!

1. Chảy máu mũi (chảy máu cam) là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?

Chảy máu mũi là tình trạng bệnh gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi máu chảy ra từ mũi của bạn do các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu mũi trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.

Những ai dễ bị chảy máu mũi (chảy máu cam) nhất?

Chảy máu mũi là một hiện tượng khá phổ biến. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn, trong đó, bà bầu cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Trẻ có thể chảy máu cam trong khi ngủ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Nguyên nhân gây ra chảy máu mũi (chảy máu cam) là gì?

Một chỗ vỡ mạch máu trong mũi, chẳng hạn như chấn thương (bị đánh vào mũi) có thể gây chảy máu mũi. Các nguyên nhân khác bao gồm chất hoá học, nhiễm trùng, bất thường mạch máu trong mũi và các bệnh lý như tăng huyết áp hay rối loạn đông máu. Nguyên nhân thường gặp nhất là mũi khô do hít không khí khô, đặc biệt vào mùa đông.

Chảy máu mũi (chảy máu cam) là bệnh gì? Triệu chứng & cách chẩn đoán trị bệnh nhanh nhất

3. Triệu chứng và dấu hiệu chảy máu mũi (chảy máu cam) dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu mũi (chảy máu cam) là gì?

Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiếu máu từ mũi, khi đi ngoài bạn có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín, điều đó có nghĩa là bạn đã nuốt vào một lượng lớn máu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chảy máu mũi (chảy máu cam)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam, bao gồm:

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của chảy máu mũi (chảy máu cam)?

Chảy máu mũi có thể được hạn chế nếu bạn:

6. Cách chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi (chảy máu cam) bạn cần phải biết

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chảy máu mũi (chảy máu cam) chuẩn nhất?

Ở người khỏe mạnh, hầu hết trường hợp chảy máu cam nhẹ có thể được tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên hỏi tiền căn bệnh lý, những thuốc bạn đang dùng và khám lâm sàng. Bạn có thể được làm xét nghiệm máu nếu chảy máu lượng lớn hoặc nghi ngờ nguyên nhân chảy máu mũi là do bệnh lý huyết học.

Chảy máu mũi (chảy máu cam) là bệnh gì? Triệu chứng & cách chẩn đoán trị bệnh nhanh nhất

Phương pháp nào điều trị chảy máu mũi (chảy máu cam) hiệu quả nhất?

Phương pháp điều trị đầu tiên là đè trực tiếp vào mũi. Nắm chặt mũi giữa ngón cái và ngón rồi éo trong vòng 10 đến 30 phút cho đến khi ngừng chảy máu.

Đặt túi nước đá vào cổ hoặc sống mũi có thể giúp giảm chảy máu. Ngồi ngả về phía trước để máu chảy ra thay vì để máu chảy xuống họng để giúp ngăn ngừa nôn ra máu. Xịt mũi bằng nước muối và làm ẩm không khí có thể giảm tình trạng khô mũi. Nếu tình trạng chảy máu nặng, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Đôi khi, bạn có thể cần nhét gạc vào mũi. Bác sĩ có thể đốt mạch máu bị vỡ để ngăn tinh trạng xuất huyết.

Như những kiến thức về bệnh chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) mà chúng tôi đã vừa chia sẻ cụ thể trên đây, bạn hoặc người thân trong gia đình nếu đang gặp phải tình trạng bệnh không mong đợi này thì trước tiên hãy tham khảo tìm đọc thật kĩ để biết cách phòng tránh hiệu quả cho mình. Chảy máu cam thường gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, nhất là đối với những người có thể trạng yếu nên hãy hết sức thận trọng trong mọi trường hợp chảy máu dù nặng hay nhẹ nhé. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: