Chlamydia là bệnh gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

Chlamydia là bệnh gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất? Nguyên nhân gây bệnh là gì, dấu hiệu nhận biết thế nào, phương pháp chẩn bệnh trị bệnh ra sao sẽ tiếp tục là nội dung được đề cập trong khuôn khổ bài viết lần này. Bệnh Chlamydia hiểu nôm na như là một căn bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan nhanh qua con đường tình dục với một số biểu hiện bước đầu như sốt nhẹ, sưng tấy xung quanh âm đạo hay tinh hoàn, đau bụng dưới, đau rát tinh hoàn, dịch bất thường tiết ra nhiều ở âm đạo,…và còn nhiều những mối nguy hại khác nữa mà nam giới, nữ giới đều không thể bỏ qua trong bất cứ trường hợp nặng hay nhẹ nào.

Hãy cùng theheso.vn chúng tôi tìm đọc những kiến thức liên quan tới bệnh Chlamydia ngay bây giờ nhé!

1. Chlamydia là tình trạng bệnh gì?

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bởi do vi khuẩn gọi chlamydia trachomatis gây ra. Bạn không thể biết mình có nhiễm chlamydia hay không vì nhiều người thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu có triệu chứng, các dấu hiệu thường gặp là đau bộ phận sinh dục và dịch tiết ra từ âm đạo hoặc dương vật. Bệnh chlamydia có thể gây viêm cổ tử cung, hậu môn, niệu đạo, mắt và cổ họng.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh chlamydia?

Vi khuẩn chlamydia trachomatis chính là nguyên nhân gây bệnh thông qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn. Nếu bạn nhiễm chlamydia khi đang mang thai, con bạn cũng sẽ nhiễm bệnh gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Bạn có thể điều trị bệnh chlamydia dễ dàng, nhưng quan trọng nhất là không được để sót hay bỏ qua. Nếu không chữa trị, chlamydia sẽ làm bạn khó có thai. Nếu nghi ngờ bạn hoặc bạn tình của mình nhiễm chlamydia, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài vô sinh, bệnh chlamydia có thể gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như:

Chlamydia là bệnh gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

3. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh chlamydia thường gặp nhất

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chlamydia là gì?

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, hiếm khi có các dấu hiệu và triệu chứng. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:

Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong 1-3 tuần sau khi bạn nhiễm bệnh.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên đến khám bác sĩ nếu phát hiện bạn tình của mình có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh chlamydia. Thậm chí, nếu không có triệu chứng, bạn cần phải điều trị để ngăn ngừa lây nhiễm.

4. Những nguy cơ mắc phải bệnh chlamydia mà các bạn cần phải biết

Đối tượng nào dễ mắc bệnh chlamydia nhất?

Chlamydia là bệnh rất phổ biến và có khoảng 131 triệu người trên thế giới mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dưới 25. Tỷ lệ người mắc bệnh chlamydia nhiều hơn 3 lần so với bệnhh lậu và 50 lần so với giang mai, mặc dù đây là hai bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, bạn phải đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh chlamydia?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chlamydia gồm có:

Để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh, bạn nên quan hệ tình dục an toàn và khám sức khỏe thường xuyên.

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế tình trạng nhiễm chlamydia?

Bạn sẽ có thể hạn chế nhiễm chlamydia nếu áp dụng các biện pháp sau:

6. Cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh chlamydia

Phương pháp nào chẩn đoán bệnh chlamydia chuẩn nhất?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chlamydia thông qua các xét nghiệm. Bạn cần kiểm tra bệnh hàng năm nếu bạn dưới 25 tuổi và đang quan hệ tình dục. Nếu trên 25 tuổi, bạn nên kiểm tra mỗi năm khi bạn quan hệ với nhiều người mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ hoặc có tiền sử bệnh chlamydia trong quá khứ.

Chlamydia là bệnh gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

Phương pháp nào điều trị bệnh chlamydia tốt nhất?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng kháng sinh. Bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng. Sau đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn và bạn tình của mình trong 5-10 ngày. Trong một số trường hợp, mất 2 tuần để điều trị hoàn toàn bệnh chlamydia. Bạn không nên quan hệ tình dục trong thời gian này để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bạn cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải uống hết kháng sinh đúng như yêu cầu của bác sĩ để ngăn ngừa kháng thuốc và nhiễm trùng tái phát. Một khi điều trị, bạn sẽ không có khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm chlamydia, do đó tái nhiễm vẫn có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức rõ ràng nhất về bệnh Chlamydia mà nếu quan tâm thắc mắc thì các bệnh nhân đừng bỏ qua thông tin chi tiết đáng giá nào nhé. Chlamydia, muốn khắc phục và xử trí hiệu quả không phải là không có cách nhưng quan trọng là bạn đã thật sự hiểu hết về mối nguy hại tiềm tàng của nó đến đâu mà thôi. Bệnh có nhiều khả năng lây lan nhanh sang đường tình dục nên trước tiên là chúng ta cần phải điều chỉnh, thay đổi lại thói quen quan hệ tình dục sao cho lành mạnh hợp lý nhé.

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: