Cholesterol cao là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách xử trí ra sao?
Cholesterol cao là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách xử trí ra sao? Thông thường thì khi con người ta bị chẩn đoán là mắc phải tình trạng cholesterol trong máu cao quá mức quy định, quá mức kiểm soát thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng tới sức khỏe, làm xáo trộn mọi hoạt động bên trong cơ thể nên lời khuyên ban đầu vẫn là phải chú ý về chế độ ăn cùng thói quen sinh hoạt hằng ngày, có như vậy thì khả năng bệnh tiến triển theo chiều hướng phức tạp mới khó có thể xảy ra. Hàm lượng cholesterol cao thường gặp ở người lớn tuổi nhưng không có nghĩa là nhiều người trẻ sẽ không mắc, thế nên bao giờ cũng vậy, “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”.
- Cholesterol cao là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách xử trí ra sao?
- Bệnh não là bệnh gì? Triệu chứng thường gặp & cách trị bệnh hiệu quả dứt điểm
- Bệnh cơ tim là gì? Cách nhận biết và chẩn đoán điều trị an toàn hiệu quả
- Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách trị tốt nhất
- Phẫu thuật bắc cầu dạ dày là gì? Quy trình phẫu thuật diễn ra như thế nào?
Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tham khảo tìm hiểu xem cholesterol cao là tình trạng bệnh gì và cách xử trí điều trị phát hiện bệnh như thế nào nhé!
Mục lục
1. Cholesterol cao là tình trạng gì?
Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng cholesterol cao?
Để có thể vận chuyển trong máu, cholesteron phải gắn với protein. Sự kết hợp của protein và cholesterol được gọi là lipoprotein. Cholesterol có thể có các loại khác nhau, bao gồm:
- Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Cholesterol LDL hay cholesterol “xấu” vận chuyển các hạt cholesterol đi khắp cơ thể. Cholesterol LDL tích tụ ở thành động mạch và khiến thành động mạch cứng, hẹp hơn bình thường;
- Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL hay cholesterol “tốt” thu lại các cholesterol dư thừa và đưa chúng trở lại gan.
Một số yếu tố như không hoạt động, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ cholesterol LDL, làm giảm lượng cholesterol HDL và gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, cấu trúc gen cũng có thể làm hạn chế khả năng loại bỏ LDL của các tế bào hay khiến gan sản xuất quá ra nhiều cholesterol.
3. Dấu hiệu và triệu chứng khi cholesterol cao thường gặp nhất bạn nên biết
Dấu hiệu, triệu chứng cholesterol cao là gì?
Những người bị tình trạng cholesterol cao hầu như không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Do đó, xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol cao.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.
4. Nguy cơ mắc phải cholesterol cao mà bạn không thể bỏ qua
Đối tượng nào dễ mắc tình trạng cholesterol cao?
Theo ước tính, tình trạng cholesterol cao đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong. Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở những người bị béo phì hoặc không vận động nhiều.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng cholesterol cao?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Chế độ ăn không hợp lý: Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm động vật và chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy nướng, bánh quy giòn có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Thực phẩm có nhiều chất cholesterol chẳng hạn như thịt đỏ và các sản phẩm sữa giàu chất béo cũng sẽ làm tăng cholesterol;
- Béo phì: Nếu có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30 hoặc lớn hơn, bạn có nguy cơ cao bị tình trạng này;
- Chu vi vòng eo lớn: Nếu có chu vi vòng eo từ 102 cm trở lên ở nam giới hoặc từ 89 cm trở lên ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh của bạn khá cao;
- Ít tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cholesterol HDL và làm giảm cholesterol LDL trong cơ thể;
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tổn thương thành mạch máu khiến chất béo dễ tích tụ lại hơn;
- Đái tháo đường: Đường huyết cao góp phần làm tăng cholesterol LDL và làm giảm cholesterol HDL hoặc làm tổn thương thành các động mạch.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của tình trạng cholesterol cao?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Có chế độ ăn hợp lý: Ít muối và nhiều trái cây, rau, ngũ cốc;
- Hạn chế lượng chất béo động vật và sử dụng chất béo tốt trong chừng mực;
- Giảm cân và duy trì một cân nặng phù hợp;
- Bỏ hút thuốc;
- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần trong vòng ít nhất 30 phút;
- Hạn chế uống rượu.
6. Cách chẩn đoán và điều trị cholesterol cao hiệu quả tốt nhất
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán tình trạng cholesterol cao chính xác?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol. Xét nghiệm này có tên là bilan lipid màu, giúp bạn kiểm tra nồng độ:
- Cholesterol toàn phần;
- Cholesterol LDL;
- Cholesterol HDL;
- Triglycerides – một loại chất béo trong máu.
Để các phép đo chính xác nhất, bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) từ 9 đến 12 giờ trước khi lấy máu. Các tiêu chuẩn bình thường của mức cholesterol có thể khác nhau tùy phòng xét nghiệm. Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về kết quả.
Phương pháp nào điều trị tình trạng cholesterol cao an toàn nhất?
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để giảm nồng độ cholesterol. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả từng yếu tố nguy cơ, tuổi, sức khỏe hiện tại và các phản ứng phụ có thể, bác sĩ sẽ lựa chọn co bạn dùng thuốc riêng biệt hoặc kết hợp thuốc. Dưới đây là một số thuốc có thể được dùng:
- Statin: Station có thể ngăn gan tiết ra thêm cholesterol và làm cho gan loại bỏ cholesterol khỏi máu. Statin cũng có thể giúp cơ thể bạn tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch;
- Resin kết nối axit mật: Gan sử dụng cholesterol để tạo ra axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc này hạ cholesterol gián tiếp bằng cách kết hợp với axit mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các axit mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu;
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Ruột hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống và giải phóng vào máu.
- Thuốc ezetimibe (Zetia®) giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với thuốc statin.
Trên đây là những kiến thức cho bạn tham khảo thêm về tình trạng bệnh cholesterol cao, nếu bạn đang muốn tìm hiểu thật kĩ về dấu hiệu, nguyên nhân cùng cách điều trị chăm sóc bệnh tại nhà như thế nào đảm bảo an toàn đúng cách thì hãy lưu lại bài viết này ngay nhé. Cholesterol cao sẽ kéo theo rất nhiều biến chứng bất lợi khác nữa nên tốt nhất là cần ngăn chặn điều chỉnh lại về chế độ ăn sao cho khoa học hợp lý như lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: các loại bệnh • cholesterol cao