Chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là bệnh gì? Xử trí như thế nào?

Chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là bệnh gì? Xử trí như thế nào? Dấu hiệu nhận biết chứng cuồng ăn thường gặp là gì, cách chẩn đoán bệnh chính xác bằng cách nào và đâu là nguy cơ mắc bệnh bạn nhất định phải lưu tâm. Tất tần tật những nội dung mà người bệnh đang thắc mắc sẽ nhanh chóng được giải đáp rõ ràng thông qua bài viết bên dưới nên nếu quan tâm thì đừng bỏ qua nhé. Chứng ăn vô độ tâm thần cũng không phải là không có cách phát hiện điều trị kịp thời, chỉ cần bạn nắm rõ nguyên tắc chăm sóc sức khỏe, cân bằng điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ăn uống hằng ngày thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu thật kĩ xem chứng cuồng ăn (hay chứng “ăn vô độ tâm thần”) là gì và phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh thế nào cho đúng nhé!

1. Chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là bệnh gì?

Chứng cuồng ăn, hay còn gọi là chứng “ăn vô độ tâm thần”, là một bệnh rối loạn ăn uống. Những người mắc phải bệnh này thường không thể ngừng ăn và luôn lén lút ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn. Tiếp đó họ sẽ tự làm mình nôn, nhịn ăn và tập luyện thể dục ở một chế độ vô cùng khắc nghiệt để giảm cân, vì thế những bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn thường không bị thừa cân.

2. Nguyên nhân nào gây ra chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, những người có tiền sử bị béo phì, trầm cảm hoặc bị ám ảnh bởi vẻ ngoài thon gọn có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) thường gặp nhất

Dấu hiệu, triệu chứng của chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là gì?

Các triệu chứng của chứng cuồng ăn bao gồm ăn uống vô độ, tự làm mình nôn mửa, ăn kiêng, ăn lén lút, nhịn ăn, đau dạ dày, sâu răng và cảm thấy yếu nhược. Ngoài ra, người mắc chứng cuồng ăn còn có các triệu chứng khác như mất nước, rối loạn kinh nguyệt và tiêu hóa chậm. Về mặt tâm lý, người bệnh có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và buồn bã sau khi ăn.

Chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là bệnh gì? Xử trí như thế nào?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy mình có những vấn đề về sức khỏe do chứng cuồng ăn gây ra hoặc bạn cảm thấy mình ăn uống vô độ và không thể kiểm soát được. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

4. Nguy cơ mắc phải chứng cuồng ăn bạn cần phải biết là gì?

Đối tượng nào dễ mắc chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) nhất?

Chứng “ăn vô độ tâm thần” thường gặp ở các thiếu nữ mới lớn và phụ nữ trẻ luôn bị ám ảnh bởi cân nặng. Bệnh cũng thường xuyên xảy ra ở những người làm công việc người mẫu hoặc vận động viên chuyên nghiệp ở các bộ môn chẳng hạn như chạy bộ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?

Chứng “ăn vô độ tâm thần” có nguy cơ tăng cao nếu bạn:

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?

Bạn có thể kiểm soát cơn cuồng ăn nếu:

6. Cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả chứng cuồng ăn

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chính xác chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?

Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, khám tổng quát và đặc biệt chú ý đến cảm xúc và thói quen ăn uống để xác nhận liệu bạn có mắc chứng cuồng ăn hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu để kiểm tra sự bất thường về kali, magiê và các chất khác trong cơ thể.

Chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là bệnh gì? Xử trí như thế nào?

Phương pháp nào điều trị chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) hiệu quả nhất?

Các phương pháp điều trị chứng cuồng ăn bao gồm các biện pháp điều trị tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi để người bệnh nhận thức được rằng mình cần được chữa bệnh. Người bệnh cũng cần tuân theo một chế độ ăn điều độ và lành mạnh và sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu cần.

Chúng tôi vừa trình bày cho bạn những kiến thức liên quan tới chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”), khi bạn hoặc người thân đang nghi ngờ mắc phải triệu chứng không mấy khả quan này thì cách tốt nhất là hãy thăm khám chữa chạy bác sĩ sớm chừng nào tốt chừng đó. Chứng cuồng ăn ở mức độ nhẹ thì cũng cần phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra nếu không để trở nặng rất đáng quan ngại. Mong rằng, với lượng kiến thức chăm sóc sức khỏe căn bản đã cung cấp, mỗi người sẽ tự chủ động đẩy lùi bệnh cuồng ăn một cách hiệu quả đúng phương pháp. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: