Chứng sợ khoảng rộng là bệnh gì? Biểu hiện thế nào và trị bệnh ra sao?
Chứng sợ khoảng rộng là bệnh gì? Biểu hiện thế nào và trị bệnh ra sao? Có thể bạn chưa biết nhiều về chứng sợ hãi, e dè này thật sự khủng khiếp đến mức nào. Có thể liệt kê ra bằng một vài triệu chứng điển hình như là hoảng sợ khi ở nhà một mình, sợ đám đông hoặc lúc chờ đợi xếp hàng, sợ những nơi có không gian quá kín như rạp chiếu phim, thang máy, những nơi có không gian mở như bãi đậu xa, trung tâm mua sắm, siêu thị,…Khi gặp phải những trường hợp này kèm theo đó là sự căng thẳng, âu lo tột độ ảnh hưởng nhiều tới thần kinh, tâm lý thì giải pháp tốt hơn cả vẫn là tìm gặp bác sĩ để tư vấn chính xác tình trạng bệnh.
- Chứng sợ khoảng rộng là bệnh gì? Biểu hiện thế nào và trị bệnh ra sao?
- Hướng dẫn cách cài đặt lưu tự động trong Excel với AutoSave
- Hướng dẫn cách sử dụng hàm Lower trong Excel Microsoft
- Hướng dẫn cách tính chênh lệch thời gian trong Excel
- Hướng dẫn cách sửa lỗi #VALUE trong Excel đơn giản
Nào hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu xem chứng sợ khoảng rộng là tình trạng bệnh gì và cách phát hiện điều trị bệnh nhanh chóng như thế nào nhé!
Mục lục
1. Chứng sợ khoảng rộng là bệnh gì?
Chứng sợ khoảng rộng là một loại rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong một không gian rộng. Những người bị chứng sợ khoảng rộng thường có khó khăn trong việc cảm thấy an toàn tại bất kỳ nơi công cộng nào, đặc biệt là nơi đám đông tụ tập. Bạn có thể cảm thấy cần một người bạn đồng hành, chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè đến những nơi công cộng. Sự sợ hãi có thể áp đảo đến nỗi bạn cảm thấy không thể ra khỏi nhà.
2. Nguyên nhân nào gây ra chứng sợ khoảng rộng?
Nguyên nhân của chứng sợ khoảng rộng xảy ra vẫn còn chưa rõ, nhưng người ta nghĩ rằng các vùng não kiểm soát phản ứng sợ hãi có thể đóng vai trò.
Các yếu tố môi trường chẳng hạn như một vụ đột nhập hoặc tấn công cũng góp phần gây ra bệnh này. Có bằng chứng cho thấy các rối loạn lo âu diễn ra trong gia đình nên các yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò gây ra chứng sợ khoảng rộng và các chứng hoảng loạn khác.
Ở một số người, bệnh xảy ra sau khi họ từng có một hoặc nhiều đợt hoảng loạn và bắt đầu lo sợ những tình huống này có khả năng diển ra trong tương lai. Các rối loạn lo âu hoặc ám ảnh khác có thể đóng một vai trò làm bệnh nặng hơn.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của chứng sợ khoảng rộng thường gặp nhất là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng sợ khoảng rộng
Các triệu chứng điển hình của chứng sợ khoảng rộng bao gồm sợ hãi:
- Ở nhà một mình
- Đám đông hoặc chờ xếp hàng
- Các không gian kín chẳng hạn như rạp chiếu phim, thang máy hoặc cửa hàng nhỏ
- Các không gian mở chẳng hạn như bãi đậu xe, cầu hoặc trung tâm mua sắm
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng chẳng hạn như xe buýt, máy bay hoặc tàu hỏa.
Những tình huống này gây lo âu vì bạn sợ sẽ không thể trốn thoát hoặc tìm được sự trợ giúp nếu hoảng sợ hoặc có các triệu chứng bất lực hay lúng túng khác.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Luôn luôn sợ hãi hoặc lo lắng khi tiếp xúc với một tình huống
- Sự sợ hãi hoặc lo lắng của bạn không phù hợp với nguy cơ thực sự của tình huống
- Bạn luôn tránh đi đến nơi có khoảng rộng và cần một người bạn đồng hành để đi cùng hoặc bạn chịu đựng tình huống đó nhưng cực kỳ đau khổ
- Bạn bị căng thẳng nghiêm trọng do những vấn đề trong xã hội, công việc hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống
- Sự ám ảnh và tránh né của bạn thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chứng sợ khoảng rộng có thể làm hạn chế khả năng giao tiếp xã hội, công việc, tham gia vào các sự kiện quan trọng và thậm chí là các công việc hàng ngày như chạy bộ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
4. Nguy cơ mắc phải chứng sợ khoảng rộng mà bạn cần biết
Đối tượng nào dễ mắc chứng sợ khoảng rộng nhất?
Chứng sợ khoảng rộng rất thường gặp. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 2 lần nam giới và thường bắt đầu ở độ tuổi 18 tới 35. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng sợ khoảng rộng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đối với chứng sợ khoảng rộng như:
- Có các rối loạn hoảng loạn hoặc ám ảnh khác
- Thường sợ hãi và tránh né khi có hoảng loạn
- Trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống chẳng hạn như lạm dụng, cha mẹ mất hoặc bị tấn công
- Thường lo lắng hoặc hồi hộp
- Có người thân trong gia đình bị chứng sợ khoảng rộng.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của chứng sợ khoảng rộng?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng sợ khoảng rộng:
- Tuân thủ kế hoạch điều trị được đề nghị
- Học cách thư giãn và duy trì bình tĩnh
- Cố gắng đối mặt với tình huống lo sợ, vì điều này có thể làm cho ta không còn sợ hãi
- Tránh uống rượu và các chất gây nghiện
- Giữ sức khoẻ bằng các hoạt động thể chất, chế độ ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc.
6. Cách chẩn đoán và điều trị chứng sợ khoảng rộng hiệu quả nhất
Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán chứng sợ khoảng rộng chính xác?
Chứng sợ khoảng rộng được chẩn đoán dựa trên:
- Dấu hiệu và triệu chứng
- Phỏng vấn chuyên sâu bởi bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần
- Khám thực thể để loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Phương pháp nào điều trị chứng sợ khoảng rộng tốt nhất?
Liệu pháp tâm lý:
Bạn có thể tới gặp các chuyên gia tâm lý để dược tư vấn cách điều trị bệnh. Liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những hình thức tâm lý hiệu quả nhất cho các rối loạn lo âu, bao gồm cả chứng sợ khoảng rộng.
Thuốc men:
Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị chứng sợ khoảng rộng và đôi khi thuốc chống lo âu được sử dụng để kiểm soát tình trạng của bạn. Thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hơn thuốc chống lo âu trong điều trị chứng sợ khoảng rộng.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) như fluoxetine (Prozac®) và sertraline (Zoloft®) được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ với chứng sợ khoảng rộng. Các loại thuốc chống trầm cảm khác cũng có thể điều trị chứng sợ khoảng rộng hiệu quả.
- Thuốc chống lo âu: Các loại thuốc chống lo âu – các thuốc benzodiazepine – là thuốc an thần, trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho phép dùng tạm thời để làm giảm các triệu chứng lo âu. Benzodiazepine thường chỉ được sử dụng để làm giảm lo lắng cấp tính trong thời gian ngắn. Vì chúng gây nghiện nên các loại thuốc này không phải là sự lựa chọn tốt nếu bạn đã có những vấn đề lâu dài với lo lắng hoặc các vấn đề về lạm dụng ma túy và rượu. Có thể mất vài tuần để thuốc làm giảm các triệu chứng. Và bạn có thể phải thử một số loại thuốc khác nhau trước khi tìm ra một loại thuốc phù hợp nhất cho mình.
Trong quá trình đình trị bệnh bằng thuốc chống trầm cảm, có thể sẽ có các phản ứng phụ gây ra cảm giác không thoải mái hoặc thậm chí các triệu chứng của đợt hoảng loạn. Vì lý do này, bác sĩ sẽ dần dần tăng liều trong quá trình điều trị và từ từ giảm liều khi cảm thấy bạn sẵn sàng ngừng dùng thuốc.
Thuốc thay thế:
Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có những lợi ích làm dịu và chống lo lắng. Trước khi bạn dùng bất kỳ loại nào trong số này để điều trị chứng sợ khoảng rộng thì hãy nói chuyện với bác sĩ vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Như vậy là các bạn cũng đã hiểu hơn phần nào về chứng sợ khoảng rộng, thật đáng chú ý và quan tâm hơn nữa trong bất kì trường hợp nào dù nặng hoặc nhẹ, đúng không nào? Chứng sợ khoảng rộng xảy ra lâu dần sẽ biến thành một nỗi sợ cùng cực khiến con người ta không thể làm chủ được hành vi của mình, vậy nên bạn phải đi khám ngay nếu nhận thấy triệu chứng nào bất thường nhé. Theheso.vn chúc các bạn xem tin vui!
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: các loại bệnh • chứng sợ khoảng rộng