Co thắt thực quản là gì? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh dứt điểm ra sao?

Co thắt thực quản là gì? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh dứt điểm ra sao? Có lẽ đây cũng đang là những thắc mắc không biết hỏi ai của rất nhiều người, đặc biệt là người đang phải đối mặt với các vấn đề khó chịu ở vùng thực quản. Tình trạng thực quản bị co thắt được bác sĩ chỉ định là do khả năng bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng ở vùng thực quản, do nhiễm trùng hay do di truyền cũng nên còn nguyên nhân sâu xa là gì thì chưa thể nhận định rõ ràng chính xác. Nhưng tốt hơn cả là trong giai đoạn ăn uống mà bạn cảm thấy cơ thể mình vô cùng khó chịu và kèm theo đó là các biểu hiện khó nuốt, tức ngực khi nuốt thì tuyệt đối đừng nên xem nhẹ.

Nào hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm hiểu xem co thắt thực quản là tình trạng bệnh gì, có nguy hiểm hay không và cách chẩn bệnh, trị bệnh sao cho đúng nhé!

1. Co thắt thực quản là bệnh gì? Những ai thường bị co thắt thực quản?

Co thắt thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày – gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn xuống dạ dày. Khi bạn bị co thắt thực quản, phần cơ nằm giữa thực quản và dạ dày của bạn (phần cơ vòng thực quản dưới) sẽ không hoạt động và làm thức ăn không trôi xuống được.

Co thắt thực quản là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Nguyên nhân gây ra co thắt thực quản là gì?

Nguyên nhân gây co thắt thực quản không xác định được. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đặt giả thiết là có thể do sự tổn thương hệ thần kinh ở thực quản, nhiễm trùng và di truyền.

Co thắt thực quản là gì? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh dứt điểm ra sao?

3. Triệu chứng và dấu hiệu co thắt thực quản mà bạn dễ nhận biết nhất

Triệu chứng, dấu hiệu của co thắt thực quản là gì?

Triệu chứng chính của co thắt thực quản là khó nuốt hoặc đau tức ngực khi nuốt. Bạn cũng có thể sụt cân vì ăn uống khó khăn hoặc bị đau. Những triệu chứng khác của bệnh có thể có bao gồm đau ngực, ho, thở khò khè, ợ nóng, ợ hơi và nôn mửa. Đối với các trường hợp nặng, bạn còn có thể bị hôi miệng. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc co thắt thực quản?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc co thắt thực quản, bao gồm:

5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt thực quản?

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiết bệnh co thắt thực quản bao gồm:

6. Cách chẩn đoán và điều trị co thắt thực quản nhanh hiệu quả nhất

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán co thắt thực quản chính xác?

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang nuốt bari (trước khi chụp X-quang, bạn sẽ uống một chất lỏng trắng được gọi là bari hoặc nuốt một chất lỏng phản quang có thể nhìn thấy được trên X-quang). Chụp X-quang nuốt bari sẽ cho thấy độ hẹp của phần thực quản dưới và độ rộng của phần thực quản trên của bạn. Thủ thuật này còn gọi là X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang.

Bác sĩ cũng dùng phương pháp đo lường áp suất để xác định cơ ở thực quản có hoạt động hay không và độ tăng áp ở cơ vòng thực quản dưới cho bạn. Phương pháp nội soi (sử dụng một ống nhỏ có gắn đèn sáng, kèm theo một máy quay nhỏ ở đầu ống) có thể kiểm tra xem cơ vòng có co chặt lại hay không. Ngoài ra, để kiểm tra dấu hiệu khối u, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết, tức là lấy một mẫu mô và kiễm tra dưới kính hiển vi.

Phương pháp nào điều trị co thắt thực quản tốt nhất?

Bệnh co thắt thực quản không có thuốc chữa, nhưng liệu pháp điều trị có thể cải thiện tình trạng bệnh và giúp ngăn ngừa biến chứng.

Nếu bạn bị co thắt thực quản, bạn cần được làm giảm sức ép ở phần cơ vòng thực quản dưới bằng các biện pháp giãn nở cơ hoặc phẫu thuật đặt bong bóng. Tuy nhiên, sau khi đã được làm giãn nở, thực quản có nguy cơ không hoàn toàn cử động lại được bình thường. Liệu trình giãn nở cơ có thể sẽ phải lặp lại nhiều lần nếu triệu chứng tái phát.

Những thuốc, như nitrate hoặc thuốc chẹn kênh canxi (chặn dòng canxi), làm giảm sức ép ở cơ vòng thường được sử dụng nếu bạn không có khả năng tiến hành làm giãn nở cơ vòng được. Bác sĩ có thể tiêm Botox (botulinum toxin) vào cơ vòng làm căng thực quản.

Co thắt thực quản là gì? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh dứt điểm ra sao?

Nếu những phương pháp điều trị khác đều thất bại, bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật để làm giảm sức ép ở cơ vòng, được gọi là phẫu thuật cắt cơ vòng thực quản dưới. Việc phẫu thuật có thể được tiến hành theo kiểu soi ổ bụng. Khi mổ soi ổ bụng, bác sĩ phẫu thuật chỉ cần rạch một đoạn nhỏ thay cho đường rạch lớn ở phẫu thuật thông thường, do đó không để lại sẹo hoặc chỉ là sẹo mờ. Nếu bệnh không được trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng sang rách (thủng) thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, và viêm phổi. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến ung thư thực quản.

Toàn bộ những thông tin liên quan tới chứng co thắt thực quản cũng đã được chúng tôi chia sẻ cung cấp đến bạn, đừng quá lo lắng vì bất cứ căn bệnh nào liên quan tới thực quản thì vẫn có cách phòng tránh an toàn ngay từ giai đoạn đầu tiên. Thực quản bị co thắt ở giai đoạn nặng sẽ kèm theo nhiều cơn đau khác nữa khiến việc ăn uống hằng ngày bị giảm sút nghiêm trọng nên cần được phát hiện càng sớm càng tốt nhé. Theheso.vn chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: