Cơ tim hạn chế là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng ra sao?
Cơ tim hạn chế là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng ra sao? Đối với căn bệnh liên quan tới cơ tim này thì bạn nhất định cần nắm rõ đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh bước đầu, đâu là nguy cơ mắc bệnh, đâu là thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi lành mạnh cần duy trì, chỉ cần nắm rõ tất thảy mọi điều này thì chắc chắn bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi đáng kể. Bệnh cơ tim hoàn toàn có thể khắc phục được ngay từ giai đoạn đầu tiên nhưng trước hết là bạn phải nắm chắc các yếu tố phát sinh bệnh là gì? Nó chính là yếu tố di truyền, béo phì, tình trạng nghiện rượu, thừa chất sắt, thói quen sử dụng ma túy,…ngoài ra cũng còn thêm một vài yếu tố thường gặp khác nữa cần chú ý lưu tâm.
- Cơ tim hạn chế là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng ra sao?
- Chèn ép tim là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chẩn đoán trị bệnh thế nào?
- Cách sửa lỗi laptop không nhận bàn phím rời và nguyên nhân
- Cách cài đặt và tìm kiếm driver cho máy tính Windows tại nhà
- Cách để truy cập website bị chặn trên điện thoại, máy tính
Nào hãy cùng theheso chúng tôi tìm hiểu xem bệnh cơ tim hạn chế là tình trạng bệnh gì và giải pháp khắc phục chữa trị sao cho đúng nhé!
Mục lục
1. Cơ tim hạn chế là bệnh gì?
Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ ở tim khiến tim không thể co bóp và giãn ra như bình thường. Khi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả năng co bóp do cơ viền bên trong tim bị cứng lại nên tim không thể giãn ra hoàn toàn. Bệnh sẽ khiến cho tim khó bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể hơn. Cơ tim hạn chế sẽ gây ra suy tim nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh cơ tim hạn chế?
Bệnh cơ tim hạn chế là một bệnh hiếm gặp. Các nguyên nhân phổ biến nhất là thoái hóa tinh bột (tình trạng đạm cao bất thường trong tế bào và máu) và sẹo không rõ nguyên nhân ở tim (xơ hóa cơ tim nguyên phát). Bệnh cũng có thể xảy ra sau khi cấy ghép tim. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh cơ tim hạn chế bao gồm:
- Bệnh viêm hạch bạch huyết và mô (bệnh sarcoid);
- Các bệnh ở màng trong tim;
- Bệnh thừa sắt;
- Sẹo sau xạ trị hoặc hóa trị liệu;
- Xơ cứng bì;
- Các khối u ở trái tim.
3. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh cơ tim hạn chế phổ biến thường gặp nhất
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế là gì?
Triệu chứng thường thấy của cơ tim hạn chế là mệt mỏi, khó khăn khi tập thể dục hay rèn luyện thể chất và khó thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sưng chân hoặc ngón chân, đau ngực hoặc cảm giác tim đập quá nhanh (còn gọi là đánh trống ngực).
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn phải đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc có bất cứ bất thường nào ở ngực trái hoặc huyết áp bất thường. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
4. Nguy cơ mắc phải bệnh cơ tim hạn chế là gì?
Đối tượng nào dễ bị bệnh cơ tim hạn chế nhất?
Bệnh cơ tim hạn chế rất hiếm gặp so với những bệnh tim khác như bệnh về van tim hoặc động mạch cảnh. Hầu hết bệnh nhân đều là người cao tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế?
Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ tim, bao gồm:
- Di truyền: Nếu bạn có người nhà bị bệnh cơ tim, suy tim và tim ngừng đập đột ngột, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh cơ tim.
- Béo phì: Thừa cân làm cho tim làm việc khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ bệnh cơ tim và suy tim.
- Nghiện rượu: Những người nghiện rượu có thể gây tổn hại tim nghiêm trọng. Nguy cơ này tăng đáng kể nếu bạn uống bảy đến tám ly mỗi ngày trong hơn 5 năm.
- Sử dụng ma túy: Các loại ma túy bất hợp pháp như cocaine, amphetamine và steroid đồng hóa, có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ tim.
- Thừa chất sắt: Rối loạn này làm cho cơ thể lưu trữ lượng sắt dư thừa làm tăng nguy cơ bệnh cơ tim giãn.
- Một số loại thuốc hóa trị và xạ trị có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ tim.
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tuyến giáp.
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh cơ tim hạn chế?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây rau củ và ít muối và chất béo;
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn;
- Tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể hỏi bác sĩ bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể của mình;
- Không uống rượu bia và không hút thuốc lá;
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân;
- Kiểm soát tình trạng stress;
- Ngủ đủ giấc.
6. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim nhanh chóng hiệu quả nhất
Kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh cơ tim hạn chế chính xác?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn thông qua bệnh sử và khám lâm sàng triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể đo điện tâm đồ để xem nhịp tim có bình thường hay không và chụp X-quang ngực để kiểm tra tim có bị to bất thường không.
Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định siêu âm tim để kiểm tra hoạt động bơm của tim và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân khác như rối loạn tự miễn dịch. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn đặt ống thông tim (đặt ống soi theo động mạch từ tay vào tim) và sinh thiết cơ tim để xác định lại chẩn đoán bệnh.
Phương pháp nào điều trị bệnh cơ tim hạn chế tốt nhất?
Mục tiêu của việc điều trị bệnh cơ tim hạn chế là nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng và điều chỉnh lại nhịp tim bất thường. Các phương pháp sau có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn bệnh cơ tim hạn chế:
- Thuốc lợi tiểu làm giảm nước trong máu từ đó giảm cường độ làm việc của tim.
- Bác sĩ có thể sẽ chỉ định những thuốc điều chỉnh nhịp tim hoặc những thuốc ngăn chức năng miễn dịch (corticosteroid) để điều trị các bệnh gây ra bất thường tim mạch.
- Hóa trị (trong một số trường hợp).
- Nếu tim bạn đập yếu và có những triệu chứng suy tim nặng, bạn cần phải được phẫu thuật ghép tim.
Nếu không may gặp phải căn bệnh cơ tim hạn chế theo cách không mong muốn như thế này, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy thực sự lo ngại, đúng không nào? Mong rằng, sau khi nghiên cứu thật kĩ nguồn tin bổ sung kiến thức về chăm sóc sức khỏe ở trên sẽ giúp các bạn cảm thấy yên tâm hơn phần nào dù đang trong mức độ nặng hay nhẹ. Căn bệnh cơ tim nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra hàng loạt bất lợi không mong muốn cho mỗi bệnh nhân, vậy nên tốt hơn cả là đừng bỏ qua bất kỳ lời khuyên hữu ích nào từ bác sĩ điều trị.
Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: các loại bệnh • cơ tim hạn chế