Cơn đau quặn mật là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách chẩn đoán điều trị bệnh

Cơn đau quặn mật là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách chẩn đoán điều trị bệnh nhanh chóng an toàn lại vô cùng hiệu quả sẽ được bật mí ngay trong bài viết này cho những bệnh nhân đang phải đối mặt với cơn đau khó chịu từng ngày biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn trong suốt giai đoạn chữa trị bệnh tại nhà. Tình trạng cơn đau quặn mật không phải là hiếm gặp và thậm chí nó còn để lại nhiều biến chứng, hậu quả khôn lường khác nữa nếu một khi bạn đang ở mức độ nặng nghiêm trọng. Thông thường thì các cơn đau của chứng bệnh này sẽ khác nhau theo từng giai đoạn, từng triệu chứng phát bệnh, nhưng điển hình nhất thì cơn đau được mô tả như đau liên tục, không thay đổi ở bụng, đau lan ra phía sạch tùy theo mức độ và nguyên nhân bác sĩ chỉ ra là gì.

Hãy cùng Theheso.vn chúng tôi tìm đọc xem cơn đau quặn mật là tình trạng bệnh gì và thường biểu hiện như thế nào qua thông tin giải đáp cụ thể sau nhé!

1. Cơn đau quặn mật là tình trạng bệnh gì?

Cơn đau quặn mật là cơn đau liên quan đến túi mật. Các vấn đề chính của túi mật gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng.

2. Nguyên nhân nào gây cơn đau quặn mật?

Các nguyên nhân chính gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng. Có hai nguyên nhân chính gây đau hoặc bắt nguồn từ túi mật hay liên quan trực tiếp đến túi mật, bao gồm:

Sỏi mật thường hình thành trong túi mật, nhưng cũng có thể hình thành trong bất kỳ ống dẫn nào. Khi túi mật co bóp (bởi cơ), mật thường đi qua các ống dẫn vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu có sỏi mật hoặc sỏi bùn đặc, chúng có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn và chèn ép lên mô xung quanh, đôi khi đủ gây thiếu máu cục bộ. Các vấn đề khác như chấn thương có thể gây cơn đau quặn mật. Nhiễm trùng đường mật và túi mật thường xảy ra sau khi tắc sỏi mật cũng có thể gây đau.

3. Cách nhận biết dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau quặn mật bạn cần biết

Dấu hiệu và triệu chứng cơn đau quặn mật là gì?

Các biểu hiện cơn đau quặn mật rất khác nhau và có thể bị kích hoạt do một số loại thực phẩm nhất định. Cơn đau có thể liên tục, không thay đổi ở bụng, lan ra phía sau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Cơn đau quặn mật có thể thay đổi hoặc được cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhiều người bị sỏi mật không bao giờ bị đau. Tuy nhiên, một vài loại khác của cơn đau quặn mật giúp bác sĩ chẩn đoán.

Cơn đau quặn mật là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách chẩn đoán điều trị bệnh

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

4. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế tiến triển của cơn đau quặn mật?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn mật:

5. Cách chẩn đoán và điều trị cơn đau quặn mật nhanh chóng hiệu quả nhất

Kỹ thuật y tế nào chẩn đoán cơn đau quặn mật chính xác?

Bệnh sử và khám sức khỏe giúp thiết lập chẩn đoán ban đầu. Dấu hiệu của Murphy (đau hoặc ngừng thở tạm thời khi nhấn sâu dưới sườn phải) là dấu hiệu đặc trưng phỏng đoán cho hơn 95% trường hợp viêm túi mật cấp tính. Một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm chức năng gan, lipase, amylase, công thức máu đầy đủ (CBC) và chụp X-quang bụng được thực hiện để xác định nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau.

Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật và chụp CT có thể xác định các thay đổi cấu trúc của cơ quan. Quét HIDA (sử dụng vật liệu phóng xạ) có thể đo túi mật rỗng trong khi xét nghiệm ERCP sử dụng ống nội soi để đưa thuốc nhuộm vào ống tụy, túi mật và gan. Chụp cộng hưởng từ (MRI) đôi khi được sử dụng để kiểm tra chi tiết cấu trúc của các cơ quan (gan, túi mật và tuyến tụy). Các xét nghiệm khác cũng có thể được cân nhắc. Kết quả của các xét nghiệm này giúp xác định vấn đề và thiết lập chẩn đoán.

Phương pháp nào điều trị cơn đau quặn mật tốt nhất hiện nay?

Nếu bạn không bị cơn đau quặn mật (ngay cả khi bạn có sỏi mật nhưng không bao giờ bị đau), bạn không cần điều trị. Một số bệnh nhân có một hoặc hai cơn đau có thể lựa chọn không điều trị. Đau khi bị tấn công cấp tính thường được điều trị bằng morphin. Các phương pháp điều trị y khoa bao gồm:

Cơn đau quặn mật là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách chẩn đoán điều trị bệnh

Việc điều trị dứt khoát là loại bỏ túi mật (và/hoặc tắc nghẽn sỏi mật) bằng phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được lựa chọn là phẫu thuật nội soi. Túi mật được lấy ra qua các vết rạch nhỏ ở vùng bụng bằng các dụng cụ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật rộng hơn. Thông thường, đa số hồi phục tốt khi túi mật được lấy ra trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn có biểu hiện tương tự cơn cơn đau quặn mật (ví dụ như rối loạn vận động đường mật, rối loạn vận động cơ vòng Oddi).

Phụ nữ mang thai được điều trị như phụ nữ không mang thai, mặc dù phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc sỏi mật cholesterol cao hơn phụ nữ không mang thai. Chăm sóc hỗ trợ được áp dụng cho những phụ nữ đang mang thai, nhưng họ có thể được phẫu thuật nếu bị viêm túi mật cấp tính.

Khi bạn bị cơn đau quặn mật hành hạ liên tục suốt một khoảng thời gian dài nhưng không hề biết nguyên nhân sâu xa đó là gì thì tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ sớm chừng nào hay chừng đó vì họ sẽ có cách giúp cơn đau của bạn thuyên giảm phần nào, cùng với đó là nhiều lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc chữa trị bệnh theo đúng phương pháp. Đau quặn mật không bao giờ là chuyện dễ dàng khi đối mặt với nó cả nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là tiêu chí hàng đầu được khuyến khích hơn cả. Theheso.vn chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Tháng Bảy 31, 2021 • Mẹo Hay • Tag: